Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cho bé không còn quá xa lạ nhưng đã trở thành chủ đề quen thuộc của nhiều bà mẹ ngày nay. Ăn dặm kiểu Nhật đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ.
Cách nấu cháo cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật phải đúng cách, nếu sai cách sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, các mẹ cũng cần điều chỉnh cách nấu và nhóm thực phẩm cho phù hợp.
Xem nhanh
Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật đúng phương pháp
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ trang bị kỹ năng nhai cho bé. Đây là một trong những kỹ năng giúp trẻ ăn thô hiệu quả, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn. Hơn nữa, thông qua cách ăn này, trẻ cũng sẽ học được kỹ năng cầm, nắm thức ăn, giúp hình thành tính cách tự lập ngay từ nhỏ.
Với cách ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ được thử nhiều loại thức ăn khác nhau như cá, gà, rau, củ, quả, tôm,… Do đó, bé cũng sẽ nhận biết được sự khác biệt về mùi vị thức ăn ngay từ nhỏ, tránh việc lười ăn.
Các bà mẹ hiện đại, nấu đồ ăn dặm cho con để tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết cho con luôn là mục tiêu.
Những cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật được gợi ý dưới đây sẽ thỏa lòng mong ước này của mẹ:
Cách nấu cháo ăn dặm từ gạo
- Tùy theo độ tuổi để cân đối tỷ lệ gạo và nước sao cho hợp lý để có độ thô phù hợp cho bé ăn dặm. Có thể tham khảo tỷ lệ gạo và nước dưới đây:
- Đối với trẻ 5-6 tháng, mẹ nên nấu theo tỷ lệ 1 gạo: 10 nước. Sau khi cháo chín, nên rây qua lưới để loại bỏ các lợn cợn trước khi cho bé ăn.
- Trẻ 7 – 8 tháng tuổi, tỷ lệ 1 gạo: 7 nước. Bây giờ bé có thể ăn cháo nguyên hạt rồi
- Khi trẻ được 9-11 tháng tuổi, mẹ nên theo tỷ lệ 1 gạo: 5 nước và tiếp tục cho trẻ ăn cháo nguyên hạt.
Các bước thực hiện:
- Đầu tiên, các mẹ vo gạo với nước; không nên vo gạo quá kỹ vì sẽ làm mất đi thành phần dinh dưỡng có trong cám gạo.
- Cho gạo và nước vào nồi theo đúng tỷ lệ
- Ngâm gạo trong nồi khoảng chừng 30 đến 60 phút
- Bắc nồi lên bếp đun với lửa nhỏ khoảng 40 phút.
- Tắt lửa, đậy vung và ủ thêm 15 phút, cháo sẽ thơm chín ngon hơn.
Một số kinh nghiệm nấu cháo bằng bếp gas
- Trước khi nấu nên ngâm gạo ít nhất 30 phút. Làm như vậy gạo sẽ hút đủ nước, nấu nhanh và cháo sẽ ngon hơn.
- Khi cháo bắt đầu sôi, để lửa thật nhỏ, cháo không bị trào ra ngoài.
- Đậy chặt nắp trong quá trình nấu để nước không bị bay hơi quá nhiều và cạn nước nhanh chóng.
Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật từ cơm
Nấu cháo từ cơm giúp mẹ tiết kiệm thời gian rất nhiều so với nấu cháo từ gạo nhưng sẽ không ngon bằng gạo. Khi nấu cháo từ cơm; mẹ cũng cần cân đối tỷ lệ gạo và nước hợp lý để cháo có độ thô phù hợp với trẻ ăn dặm.
- Khi bé được 5 đến 6 tháng, mẹ pha theo tỉ lệ 1 cơm: 5 nước. Sau khi ninh cháo thì rây qua lưới hoặc cho vào máy xay đến khi nhuyễn rồi cho bé ăn.
- Trẻ từ 7 đến 8 tháng tuổi; áp dụng công thức 1 cơm: 4 nước nấu khi cháo chín và tập cho bé ăn cháo nguyên hạt.
- Từ 9-11 tháng tuổi; mẹ pha 1 cơm: 2 nước nấu chín và yên tâm cho bé ăn cháo giữ nguyên hạt.
Các bước thực hiện:
- Cho cơm và nước theo đúng tỷ lệ vào nồi
- Đun sôi trên lửa nhỏ cho đến khi cơm nở mềm là hoàn thành.
Cách nấu cháo ăn dặm từ bánh mì
- Bên cạnh những cách nấu cháo từ 2 nguyên liệu chính là gạo và cơm ra; các mẹ người Nhật còn dùng bánh mì để nấu cháo thay đổi khẩu vị cho trẻ; theo tỉ lệ chuẩn 1 bánh: 5 nước.
- Bánh mì cắt vỏ, bỏ ruột trong, xé nhỏ rồi cho vào nồi.
- Đun nhỏ lửa trong khoảng 1-2 phút.
- Thêm sữa bột của trẻ và khuấy đều (lượng sữa = 2/3 bánh mì).
Những lưu ý và lợi ích của món cháo ăn dặm
- Chọn thực phẩm tươi, sạch, hợp vệ sinh như rau, củ, thịt,… Không dùng đồ hộp có chất bảo quản làm nguyên liệu chế biến món ăn.
- Để tốt cho thận của trẻ; các bà mẹ Nhật sẽ không thêm bất kỳ loại gia vị nào khác vào thức ăn dặm của trẻ.
- Khi trẻ mới bắt đầu tập ăn; thức ăn nên được chế biến từ loãng đến đặc và thô tỷ lệ thích hợp cho trẻ đang lớn.
- Không ép hoặc bắt trẻ ăn khi trẻ không thích
- Không trộn lẫn các loại thức ăn với nhau, các món ăn được trình bày riêng biệt. Đây là cách tốt nhất để trẻ trải nghiệm hương vị tốt nhất.
Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật rất dễ nhưng cần tránh những sai lầm trong việc lựa chọn thực phẩm và bảo quản để món ăn trở nên thơm ngon và bổ dưỡng hơn. Bên cạnh đó, các mẹ nên thường xuyên thay đổi thực đơn để bé luôn ăn ngon miệng.
Xem thêm: