Cách nấu chân giò giả cầy là một trong những đặc sản của vùng Bắc Bộ với sự hòa quyện hương vị đậm đà của riềng, sả, mắm tôm và vị ngọt của giò heo.

Những miếng giò heo chín mềm ngấm đều nước sốt, đậm đà, thơm mùi riềng sả đặc trưng. Mẹo nấu chân giò giả cầy ngon nằm ở khâu sơ chế chân giò, nêm gia vị, và lúc vặn lửa khi hầm… Đây được coi là những khẩu quan trọng khi chế biến món ăn này. Cùng Mucwomen tham khảo, bỏ túi công thức chế biến dưới đây để cả nhà thưởng thức nhé!

Nguyên liệu làm món chân giò nấu giả cầy đậm đà

  • 3kg giò heo
  • 500 gram sả
  • 300 gram nghệ
  • 200 gram hành tím
  • 210 gram mắm tôm
  • 200 gram đậu xanh
  • 1 bát cơm mẻ
  • 500 gram củ riềng
  • 600 gram bắp chuối
  • 1,5 kg bún tươi
  • Vài cọng húng quế.
nguyên liệu làm món giả cầy, miền bắc, trung, thịt lợn, ăn bún, miền nam, ba chỉ, tại nhà, đơn giản.
Thường xuyên ăn móng giò giúp phòng bệnh chảy máu đường hô hấp, thiếu máu não, hôn mê do mất máu.

Thực hiện cách nấu chân giò giả cầy chuẩn vị miền Bắc

Bước 1: Sơ chế chân giò heo

  • Trước tiên, cho chân heo lên trên bã mía, hun khói cho cháy xém sơ, dậy mùi thơm là được. Bước này giúp chân giò giòn, mềm và không có mùi hôi khó chịu.
  • Tiếp theo, dùng dao cạo sạch lớp bụi bên ngoài bì lợn rồi chặt những miếng vừa ăn.
cách thui chân giò bằng rơm, nồi chiên không dầu, bếp gas, đèn khò, lò vi sóng, nướng, còn.
Chân giò heo có tác dụng hồi phục sức khỏe, phòng ngừa được một số bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch và giúp lợi sữa cho phụ nữ sau khi sinh (ảnh chụp màn hình: dienmayxanh.com).

Mẹo sơ chế chân giò sạch, khử mùi hôi hiệu quả

  • Cách 1: Trụng chân giò heo trong nước sôi tầm 2 – 3 phút, rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh.
  • Cách 2: Lấy 2 thìa nước cốt chanh (giấm, rượu) thoa đều lên bề mặt chân giò, giữ khoảng 2 – 3 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh cho sạch.
  • Cách 3: Sử dụng muối hột bóp, xát lên chân giò heo rồi rửa lại cho thật sạch.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu khác

  • Hành tím bóc vỏ rồi bỏ cùng sả vào chậy rửa sạch và cắt thành những lát nhỏ. Với gừng, nghệ, thì cạo sạch vỏ bên ngoài, rửa với nước rồi cắt thành từng lát nhỏ.
  • Tiếp theo, cho nghệ và riềng đã cắt lát vào cối, sau đó giã nhuyễn hỗn hợp.

Bước 3: Ướp thịt giò heo

  • Tiếp đến, cho giò đã chặt vào nồi, thêm riềng, nghệ giã nhuyễn vào, ½ hành tím băm, mắm tôm, cơm mẻ, bột ngọt, dầu ăn và một ít rượu trắng vào, trộn đều hỗn hợp lên.
riềng có dùng được cho bà bầu, gừng, sả không, làm mất sữa, giúp giảm cân, chất gì, vị cay, màu.
  • Để nấu chân giò giả cầy thơm ngon, hấp dẫn thì nên ướp chân giò trong khoảng 20 – 30 phút.

Bước 4: Nấu giò heo giả cầy

  • Đặt nồi lên bếp với 1 thìa dầu ăn, cho nốt phần hành tím còn lại vào phi cho thơm rồi cho chân giò đã ướp ở trên vào đảo đều đến khi thịt giò lợn săn lại.
  • Tiếp đến, đổ thêm nước lọc, đậu xanh vào nồi, vặn lửa to. Tiến hành ninh đến khi đậu xanh nở ra, chân giò mềm, nước trong nồi sền sệt lại. Lúc này, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng rồi đảo đều xong tắt lửa.
cách ướp thịt giả cầy nướng, riềng sả, hấp mẻ, ngan, ngon đơn giản, nướng ăn bún, chiên, xá xíu.

Bước 5: Trình bày và thành phẩm món giò heo giả cầy thơm ngon

Cuối cùng, múc chân giò đã hoàn thành vào tô, cho thêm cọng húng quế lên trên để tăng hương vị cũng như trang trí cho món ăn thêm bắt mắt, hấp dẫn.

Món chân giò nấu giả cầy sau khi hoàn thành xong sẽ có màu vàng bắt mắt quyện cùng với mùi thơm hấp dẫn từ sả, riềng và vị mềm thơm, ngon ngọt của chân giò.

Cách nấu chân giò giả cầy đậm đà, đưa cơm, chuẩn vị miền Bắc, đầy đủ dinh dưỡng, ăn gì đây, cơ thể.
phunutoday.vn

Một số lưu ý khi nấu món giò heo giả cầy tại nhà

  • Nên hầm chân giò trước vì loại thịt này tương đối mềm, nhiều gân, thích hợp cho các món hầm.
  • Nếu nấu chân giò giả cầy bằng nồi thường, thì có thể cho thêm nước vào trong quá trình nấu cho thịt chín mềm.
  • Còn nếu dùng nồi áp suất để hầm thì không cần thêm nước, chỉ cần đun trên lửa nhỏ tầm 15 phút là được.
  • Món chân giò nấu giả cầy thường được ăn kèm với bún và bắp chuối, cơm nóng…
  • Nên thưởng thức món ăn khi còn nóng để cảm nhận được trọn vẹn hương vị đậm đà.

Một vài món ngon, giàu dinh dưỡng khác từ giò heo

  • Giò hầm hạt sen: Là món ăn tốt cho sức khỏe, đặc biệt thích hợp với những người có cơ thể suy nhược, ốm yếu dài ngày. Món giò heo hầm hạt sen còn là món ăn chữa bách bệnh giúp chị em chăm sóc sắc đẹp.
  • Giò heo hầm bông cải xanh: Món ăn này là sự kết hợp hài hòa giữa những nguyên liệu quen thuộc là bông cải, cà chua, hành tây, sả, giò heo… tạo nên hương vị hấp dẫn, ngon miệng.
  • Chân giò hầm khoai sọ: Là món ăn không thể bỏ qua trong danh sách các món ăn ngon, bổ dưỡng từ chân giò. Với món ăn này, chỉ cần hầm 30 phút là đã có ngay món ăn hấp dẫn để chiêu đãi gia đình rồi.
  • Giò hầm đu đủ: Nếu là phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai thì không nên bỏ qua món chân giò hầm đu đủ giàu dinh dưỡng.

Cuối cùng, cũng hoàn thành cách nấu giò heo giả cầy hấp dẫn, đậm đà, ngon miệng rồi. Cùng tham khảo thay đổi khẩu vị cho gia đình nhé!