Bún suông là một món ăn đậm chất miền Tây và có từ lâu đời của người dân nơi đây với vị đặc trưng riêng. Cùng thực hiện cách nấu bún suông hấp dẫn này nhé!
Bún suông (còn gọi là bún đuông) hiện nay có lẽ đã trở nên xa lạ với giới trẻ các tỉnh thành và nhiều du khách ở phía Bắc – Trung bởi món bún suông thường được giới sành ăn tìm hiểu nhiều hơn và không phải ai cũng có thể tìm được công thức để học cách làm. Mang hương vị miền Tây, vị ngon của bún suông Trà Vinh dễ trộn lẫn với hương vị của một loại bún khác.
Xem nhanh
Nguyên liệu nấu bún suông (Cho 7 người)
- Tôm sú: 500g
- Tôm khô: 30g
- Giò heo: 800g
- Thịt ba chỉ: 300g
- Bún tươi: 3 kg
- Củ cải trắng: 100g
- Tỏi: 2 củ
- Hành tím: 1 củ
- Ớt tươi: 1 trái
- Hành lá: 3 nhánh
- Gia vị: Dầu ăn, dầu điều, tiêu, đường, nước mắm, muối, hạt nêm…

Cách nấu bún suông miền Tây ngon
Bước 1: Sơ chế món bún suông
Giò heo rửa sạch, luộc chín trong khoảng 40 phút. Củ cải trắng đem gọt vỏ, rửa sạch cắt khúc, hành tỏi nhặt vỏ rồi băm nhỏ.

Tôm sú tươi chia làm 2 phần. Lấy 300g đem bỏ vỏ cứng và chỉ lưng, rửa sạch bằng nước muối loãng. Còn lại 200g tôm tươi, cắt bỏ đầu, rút chỉ lưng, để nguyên vỏ; ướp với chút nước mắm và 1 chút hành tỏi băm trong khoảng 15 phút. Tôm khô giã dập nhỏ.
Bước 2: Làm suông
Lấy tôm sú đã bóc vỏ ra và băm nhuyễn. Ướp tôm với 1 thìa canh hành tím băm, 1 thìa canh tỏi băm, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa dầu điều, trộn đều lên. Ướp tôm trong khoảng 1 tiếng cho ngấm gia vị rồi cho tất cả tôm vào túi bắt kem tươi (hoặc túi nilong). Cắt thật nhỏ phần đầu túi và bắt chả tôm vào chiên.

Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đợi dầu nóng; bắt chả tôm vừa làm nặn thành hình thuôn dài. Chiên cho đến khi chín vàng trong khoảng 10-15 phút rồi cắt miếng vừa ăn. Để lại 1/2 hoặc 1/3 số tôm đã bằm nhỏ trong túi để cho vào nước dùng nhé!
Bước 3: Nấu bún suông
Cho vào nồi 1 lít nước, cho giò heo, củ cải, tôm khô giã nhỏ. Thịt ba chỉ luộc trong khoảng 25 phút. Sau đó lọc lấy phần nước dùng cho vào bát, rồi giữ nguyên phần còn lại.
Thịt ba chỉ cắt thành từng lát mỏng vừa ăn.

Cho 2 thìa canh dầu ăn, 1 thìa dầu điều; 1 thìa tỏi băm vào một chiếc nồi khác, khuấy đều. Đợi đến khi tỏi có màu vàng và có mùi thơm thì cho 1 lít nước dùng đã lọc ở trên vào nồi. Thêm 1/2 thìa canh đường, 2 thìa canh hạt nêm, 1 thìa muối, rồi khuấy đều.
Phần suông còn lại trong túi bắt kem tươi đổ vào nồi nước dùng cho đến khi hết phần tôm. Khi nước sôi trở lại, suông nổi lên mặt nước hầm thì cho giò heo và tôm đã ướp vào nấu cùng; nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp. Thêm tiêu xay để có hương vị đậm đà hơn.
Thành phẩm món ăn
- Trụng sơ bún với nước nóng rồi cho ra bát cùng với giò heo, tôm và thịt ba chỉ vào tô. Sau đó đổ nước vào tô bún và có thể ăn kèm thêm nước mắm ớt thái lát hoặc tương đen để chấm tôm, thịt.
- Những loại rau sống ngon thường ăn kèm với bún là: Bắp chuối xắt, xà lách và giá đỗ, rau muống, húng thơm …

Mẹo thực hiện thành công
- Cách chọn xương ống ngon: Xương có màu tươi, không nhợt nhạt, tái, bề ngang khoảng 2-3 đốt ngón tay. Xương không thấy có mùi lạ, hôi do để xương lâu ngày, không đông lạnh.
- Cách chọn tôm tươi, chắc thịt: Tôm phải còn sống, vỏ bóng, nhẵn, thân còn tươi.
- Yêu cầu thành phẩm: Nước dùng đậm đà, vị ngọt tự nhiên của tôm và mùi thơm của hỗn hợp gia vị. Suông tôm ăn không quá dai, không quá bở mà giòn, mềm và ngọt.
Chỉ với vài bước nhanh chóng, đơn giản là có thể hoàn thành rồi. Cùng vào bếp trổ tài cách nấu bún suông để chiêu đãi cả gia đình nhé!
Xem thêm:
- Cách nấu bún riêu cua miền Trung thơm ngon đậm đà hương vị
- Cách nấu bún sứa cá thu chuẩn vị chỉ với 3 bước đơn giản