Ba con cá rô xếp hàng ngay ngắn, không chen lấn, xô đẩy, chúng tỏ ra rất tuân thủ luật giao thông đường bộ khi băng qua đường để đến ‘vùng đất hứa’.
Cá rô thường có tập tính di cư từ ao, hồ, ruộng lúa sang các vùng nước mới; để tìm kiếm thức ăn và môi trường sống tốt hơn sau khi mưa xuống. Hiện tượng di cư này mang đến cái nhìn thú vị về đời sống nơi thiên nhiên hoang dã và khả năng thích nghi tuyệt vời của loài cá này.
Video ghi lại cảnh cá rô xếp hàng băng qua đường đến ‘vùng đất hứa’:
Nguồn video: VnExpress
Khám phá: Tại sao cá di cư?
Cá di cư để tìm thức ăn hoặc nơi sinh sản. Nhiều loài cá tồn tại nhờ sự phát triển theo mùa của vi tảo và vi sinh vật; được gọi là sinh vật phù du, hoặc ăn các loài cá nhỏ hơn, ăn sinh vật phù du. Trong mùa sinh sản, một số loài di cư đến nơi sinh sản để đẻ trứng. Nơi sinh sản cách xa nơi kiếm ăn vì cá con có nhu cầu thức ăn khác với cá trưởng thành. Khoảng cách này cũng làm giảm nguy cơ cá trưởng thành ăn thịt cá con của chính mình.
Cá di cư phải tự thích nghi để di chuyển giữa sông nước ngọt và đại dương nước mặn. Ở nước ngọt, chất lỏng trong cơ thể cá có độ mặn cao hơn nước ở vùng nước mà cá bơi vào. Vì vậy, nước thấm qua da cá tạo ra sự cân bằng độ mặn giữa chất lỏng trong cơ thể cá; và lượng nước ít mặn hơn ở bên ngoài. Quá trình này là thẩm thấu.
Cá biển có quá trình thẩm thấu diễn ra theo chiều ngược lại. Cá mất nước qua da chứ không hấp thụ nước qua da. Để tránh bị mất nước (khô), cá uống nước biển nhưng phải thải muối dưới dạng nước tiểu đậm đặc. Bất kỳ loài cá nào di chuyển theo hướng dòng chảy từ sông ra biển đều phải trải qua quá trình chuyển đổi từ nước ngọt sang nước mặn thông qua quá trình thẩm thấu ngược. Cá hồi là số ít loại cá có thể tồn tại ở cả hai loại nước.