Khoai lang giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, đột quỵ, tim mạch…nhưng nếu ăn khoai lang không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Chuyên gia chỉ ra 5 sai lầm cơ bản khi ăn cà chua, cần lưu ý để tránh gây hại cho sức khỏe
- 7 sai lầm khi ăn sữa chua cần lưu ý để đảm bảo cho sức khỏe
- Những điều cần lưu ý khi ăn thịt bò để tránh gây hại cho sức khỏe
Khoai lang là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào. Chính nhờ các thành phần dinh dưỡng này mà khoai lang có thể hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh mãn tính, thậm chí cả những bệnh nguy hiểm. Nó cũng giúp giảm cân, cải thiện làn da và mái tóc. Nhưng theo nghiên cứu của các chuyên gia, nếu lạm dụng hay sử dụng không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là một số khuyến cáo khi sử dụng khoai lang.
Xem nhanh
1. Không nên ăn khoai lang sống
- Ăn khoai sống sẽ gây khó tiêu, đau bụng, buồn nôn. Vì thế tốt nhất là ăn khi đã được nấu chín. Khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ làm các enzyme có trong củ khoai lang bị phân hủy. Do vậy sẽ không bị đầy hơi, ợ chua, buồn nôn…
- Liều lượng sử dụng khoai lang cũng rất cần quan vì khoai lang là loại thực phẩm giàu tinh bột. Lượng sử dụng phù hợp nhất là từ 1-2 củ mỗi ngày, tương đương khoảng 300g.
2. Không nên ăn vào buổi tối
- Nếu ăn khoai lang vào buổi tối sẽ dễ gây trào ngược axit, với những người có bệnh về dạ dày hoặc người có hệ tiêu hóa kém thì càng dễ gặp tình trạng này.
- Thời điểm ăn loại khoai này tốt nhất là vào bữa sáng hoặc trưa, nên ăn kèm theo sữa tươi hoặc sữa chua, thêm chút hạt và rau xanh thì đó sẽ là món ăn mang đầy đủ dinh dưỡng và cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể.
3. Không nên ăn nhiều khoai khi bụng đói
Trong củ khoai lang có chứa hàm lượng đường đáng kể, do vậy, nếu ăn nhiều lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ nóng, trướng bụng. Khoai lang nếu được nấu, luộc hoặc nướng thật kỹ, có thể giúp phá hủy chất men gây đầy bụng.
4. Không nên ăn trừ bữa
Do hàm lượng chất đạm và chất béo trong khoai lang khá thấp, nên nếu chỉ ăn một mình nó trong thời gian dài cũng sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.
5. Không được ăn khoai lang cùng với quả hồng
Trong quả hồng có chứa chất tannin và pectin, chất này sẽ xảy ra sự kết tủa khi lượng đường trong khoai lang lên men trong dạ dày, khiến dịch dạ dày tiết ra nhiều hơn, sẽ gây phản ứng với chất annin và pectin. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
6. Không nên ăn cả vỏ
Vỏ khoai lang có nhiều chất kiềm nên ăn sẽ không tốt cho tiêu hóa. Hơn nữa những đốm nâu, đốm đen trên vỏ khoai, khi ăn vào có thể gây ngộ độc.
7. Không nên ăn khoai để quá lâu
Khoai lang để trong thời gian lâu ăn sẽ ngọt hơn, vì khoai lang để lâu lượng nước sẽ giảm, làm lượng đường trong khoai lang tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, ăn nhiều đường cũng là điều không nên. Khoai lang để lâu có thể nảy mầm, tuy không nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai có chứa độc tố, có thể dẫn đến nôn mửa.
Một vài lưu ý khi sử dụng khoai lang
- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên tiêu thụ loại khoai lang vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, nên sử dụng loại khoai lang vỏ trắng ruột trắng.
- Không nên ăn khoai lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, trong khi ăn loại khoai này có thể làm hạ đường huyết.
- Không ăn thường xuyên rau lang vì trong lá khoai lang có chứa nhiều canxi, do vậy có thể gây sỏi thận.
- Để cân bằng dinh dưỡng, nên ăn kèm khoai lang với đạm động vật, thực vật.
Trên đây là những điều cần lưu ý khi ăn khoai lang. Cùng tham khảo để tránh những sai lầm gây giảm giá trị dinh dưỡng của khoai lang.