Cà chua là thực phẩm bổ dưỡng nhưng nếu ăn không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là khuyến cáo của các chuyên gia y tế khi ăn cà chua.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình 100 gram cà chua chín tươi sẽ đáp ứng 13% nhu cầu vitamin A, B6, C và các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, kali, phốt pho, axit oxalic hàng ngày. Chính nhờ những yếu tố này mà cà chua được coi là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Mặc dù cà chua rất tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn chúng ta cần lưu ý những sai lầm cơ bản dưới đây.

5 sai lầm cơ bản khi ăn cà chua

1. Tiêu thụ quá nhiều cà chua

Cà chua là một loại thực phẩm dễ kết hợp và chế biến được nhiều món ăn. Vì vậy, nhiều bà nội trợ thường dùng loại thực phẩm này trong tất cả các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, điều này không nên vì cà chua rất giàu axit oxalic. Các axit này không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe nhưng nếu hấp thụ axit oxalic thường xuyên vào cơ thể có thể gây sỏi thận.

Tiêu thụ quá nhiều cà chua
Những người gặp vấn đề ở đường tiêu hóa hoặc có bệnh trào ngược dạ dày thực quản không nên tiêu thụ quá nhiều cà chua (ảnh chụp màn hình: isuckhoe.net).

2. Ăn khi bụng đang đói

Khi đói thì không nên ăn loại quả này. Bởi trong cà chua chứa lượng lớn chất làm se da hòa tan, chúng sẽ phản ứng với axit trong dạ dày và đông lại thành những cục khối u không hòa tan. Các khối u này có thể làm ngăn môn vị của dạ dày, dẫn tới đau bụng và khó chịu. Ngoài ra, lượng lớn pectin và nhựa phenolic có thể phản ứng với axit một cách dễ dàng; tạo thành các cục không hòa tan, ảnh hưởng tới dạ dày. Điều này có thể gây đau bụng, nôn mửa và thậm chí là bị sốc.

Ăn khi bụng đang đói
Cà chua chứa rất nhiều chất nhựa quả, axít và một số thành phần dễ hòa tan nên nếu ăn khi đói; các thành phần của cà chua sẽ phản ứng với axít trong dạ dày; tạo thành khối đặc cứng khó tiêu; dễ gây đau bụng.

3. Ăn trước khi dùng bữa cơm

Vì chứa lượng lớn axit oxalic, cà chua ăn trước bữa ăn cơm có thể làm tăng axit trong dạ dày, và sẽ gây ra triệu chứng ợ chua, đau bụng và khó chịu. Chỉ nên ăn sau bữa ăn. Khi đó axit trong dạ dày đã được trộn lẫn với thức ăn sẽ giúp tránh được các triệu chứng này.

4. Ăn cà chua xanh

Không nên ăn cà chua sống hay còn xanh, chưa chín hẳn. Lý do là vì chất độc hại có tên là alkaloid tuy chứa một lượng lớn nhưng sẽ giảm dần và biến mất trong những quả cà chua chín đỏ. Khi tiêu thụ quá nhiều cà chua xanh sẽ bị gây ngộ độc thực phẩm.

Chuyên gia chỉ ra 5 sai lầm cơ bản khi ăn cà chua, cần lưu ý để tránh gây hại cho sức khỏe
Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn; nôn mửa; tiết nước bọt; yếu sức; mệt mỏi và các triệu chứng khác…(ảnh chụp màn hình: phamvuduongson.com).

5. Không ăn khi đang dùng thuốc chống đông máu

Cà chua chứa nhiều vitamin K. Tác dụng chính của vitamin K là xúc tác quá trình tổng hợp prothrombin và coagulin ở gan. Vậy nên nếu ăn loại quả này khi đang uống thuốc chống đông máu sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của những loại thuốc này.

Khi ăn cà chua nên lưu ý những điều trên đây để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé.