Kỷ tử còn được gọi là Khởi tử, Câu khởi… là một loại dược liệu quý. Tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe là vô cùng tuyệt vời.

Kỷ tử là một dược liệu thường được sử dụng trong các thang thuốc bắc và các món ăn tẩm bổ cho cơ thể. Trong Đông y, dược liệu kỷ tử có vị ngọt, tính bình và được quy vào kinh Can, Thận và Phế; có tác dụng nhuận phế, bổ can thận, an thần, minh mục, bổ tinh huyết.

Trong y học hiện đại, kỷ tử mang nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, ít gặp ở các loài thực vật; như: Betaine, các loại vitamin như A, B1, B2, C; các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Ca, Phốt pho, Sắt, Axit nicotinic, amon sunfat, thiamine, riboflavin.

Kỷ tử chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe, tác dụng của kỷ tử đã khiến nhiều người bất ngờ. Dưới đây, là những công dụng nổi bật của thảo dược này.

Khám phá 8 tác dụng tuyệt vời của kỷ tử với sức khỏe 

1. Nguồn chất chống oxy hóa

Kỷ tử có chứa một nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời chống lại các gốc tự do; giúp tăng cường hệ thống miễn dịch; bảo vệ cơ thể khỏi mức độ căng thẳng và có khả năng chống viêm cao.

2. Tăng cường khả năng miễn dịch, chống ung thư và ngăn ngừa đột quỵ

Kỷ tử sở hữu nguồn vitamin C và vitamin A cao. Đây là hai chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để xây dựng khả năng miễn dịch; từ đó ngăn ngừa các bệnh thông thường như cảm lạnh.

Kỷ tử là vị thuốc quý và được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền.

Ngoài ra, quả kỷ tử còn có tác dụng chống lại sự phát triển của khối u, giảm nồng độ cytokine gây viêm; và giải độc cơ thể khỏi các độc tố có hại. Nó còn có công dụng phòng ngừa các bệnh về tim, hạ huyết áp; giúp người bệnh giảm các cơn đột quỵ và ngăn ngừa các biến chứng của nó gây ra.

3. Bảo vệ sức khỏe mắt

Kỷ tử được biết đến là một phương pháp điều trị tự nhiên cho thoái hóa điểm vàng; và có lợi cho tầm nhìn vì chứa hàm lượng chất chống oxy hóa zeaxanthin cao. Các nghiên cứu còn cho thấy, loại quả này còn giúp tăng cường sức khỏe mắt bằng cách bảo vệ võng mạc khỏi các tế bào hạch; và hỗ trợ điều trị cho bệnh tăng nhãn áp.

4. Giúp ổn định đường huyết

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì sử dụng kỷ tử sẽ giúp kiểm soát việc giải phóng đường vào máu; và ngăn ngừa sự tăng – giảm bất thường lượng đường trong máu. Vì vậy, bổ sung kỷ tử vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp tăng độ nhạy cảm với insulin; và ổn định mức đường huyết.

5. Tác dụng của kỷ tử giúp giải độc gan

Kỷ tử được cho là có tác dụng bảo vệ gan và được sử dụng cùng với các loại thảo mộc truyền thống như cam thảo, nấm linh chi, gynostemna và pentaphylla trong nhiều loại thuốc làm sạch gan.

Tác dụng của kỷ tử giúp giải độc gan
Kỷ tử có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y cũng như dùng trong chế biến các món ăn để tăng cường sức khỏe.

Đây là lý do tại sao kỷ tử thường được sử dụng như một thành phần bổ sung trong súp; và chế biến các món ngọt hoặc mặn để tẩm bổ cho những người bị bệnh.

6. Chống trầm cảm

Các hợp chất trong hạt kỷ tử có tác dụng an thần, sản sinh ra nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể, giảm trạng thái căng thẳng, lo âu. Từ đó giúp người bệnh thoát khỏi trạng thái tiêu cực, tinh thần minh mẫn, giảm nguy cơ mắc trầm cảm.

7. Chống lão hóa da

Hàm lượng beta-carotene trong quả kỷ tử không chỉ giúp thúc đẩy làn da khỏe mạnh; mà thậm chí còn ngăn ngừa tình trạng ung thư da.

Chống lão hóa da
Với phụ nữ, kỷ tử không chỉ bổ thận mà còn giúp đẹp da, tươi nhuận nhan sắc, (ảnh internet).

Theo nghiên cứu, uống nước ép kỷ tử sẽ giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Chống lão hóa da, giảm mụn, mờ nám và giữ làn da luôn trắng sáng, căng mịn cho phái đẹp.

8. Tác dụng của kỷ tử giúp cải thiện sinh lý ở nam giới

Kỷ tử còn có tác dụng tuyệt vời đối với nam giới, giúp cải thiện sinh lý ở nam giới, nâng cao chất lượng tinh trùng. Đồng thời giúp nam giới tăng ham muốn, chống suy thận, yếu sinh lý và sinh tinh khỏe mạnh. Chính vì tác dụng này đã giúp nhiều cặp vợ chồng thoát khỏi tình trạng hiếm muộn, vô sinh.