Sau một hồi vợ chồng tranh cãi, cả vợ cũng như chồng, ai cũng cho rằng mình thắng, người kia thua. Nhưng thực tế thắng hay thua thì cả hai đều là những kẻ thua cuộc.

Trong đời sống hôn nhân, vợ chồng bất hòa, lời qua tiếng lại, giận hờn là chuyện thường tình xảy ra. Nguyên nhân đến từ sự kết hợp giữa hai con người, giữa hai khối óc, và giữa hai trái tim. Nếu có những đồng cảm, thì cũng có những bất đồng. Nếu có những hiểu nhau, thì cũng có những lúc vợ chồng hiểu lầm nhau.

Nhưng câu hỏi mà rất ít người muốn nghĩ tới mỗi khi có chuyện xảy ra đưa đến tranh cãi; đó là “thắng hay thua ta được gì trong khi đã là vợ chồng?”

Khi vợ chồng tranh cãi nhau, thường là cả hai đều muốn dành phần thắng về mình. Cho mình là đúng, là phải và người chồng hay người vợ là sai, là trái. Cũng có những trường hợp mặc dù biết là mình sai; nhưng do tự ái, không muốn mất mặt với chồng hoặc vợ; nên vẫn cố gắng ngụy biện những lý lẽ để được phần thắng.

Thắng hay thua ta được gì khi đã là vợ chồng?

Khi vợ chồng mâu thuẫn, tranh cãi mà cả hai ai cũng cố gắng dành phần thắng cho mình; cuối cùng sẽ dẫn đến những hậu quả thật tồi tệ: Vợ chồng bất hòa, giận hờn, có khi trở thành thù ghét nhau.

Vì một khi cái tôi của mình bị xúc phạm, thì không ai muốn nhường nhịn; và không ai muốn mình bị coi thường, bị chà đạp. Cái tôi lúc đó cần được bảo vệ bằng bất cứ giá nào để nó không thể bị thua kém ai. Mặc dù trên thực tế lúc bình thường cái tôi đó không là gì.

Thắng hay thua ta được gì trong những lần vợ chồng tranh cãi?
Thắng hay thua ta được gì khi đã là vợ chồng?

Để dành cho được phần thắng, để ăn thua đủ với nhau vợ chồng không ai nghe ai mà chỉ có người nói. Những lời nói trong lúc nóng giận sẽ vô tình làm tổn thương tình cảm, sự tin tưởng, lòng kính trọng của nhau.  

Khi cuộc tranh cãi không dừng lại ở việc sử dụng ngôn ngữ mà còn dẫn đến những hành động tay chân – hành động ngược đãi nhau. Đây là hậu quả tai hại nhất, tồi tệ nhất của một cuộc cãi vã.

Dù trong khi cãi nhau chỉ có người nói mà không có người nghe; và mặc dù trong hai vợ chồng, ai cũng nghĩ rằng mình nói hay, nói đúng và nói có lý lẽ. Nhưng một điều mà ít ai để ý đến; đó là mục đích của các cuộc tranh cãi ấy cũng như hậu quả của nó. Cãi để làm gì? Và được thì được gì? Cũng như thua thì mất gì?!

Vợ chồng tranh cãi thua thì nhiều mà thắng chẳng bao nhiêu!

Cãi để chứng tỏ mình đúng và có lý. Sau một hồi cãi nhau, cả vợ cũng như chồng, ai cũng cho rằng mình thắng, người khác thua; nhưng thực tế thì cả hai đều là những kẻ thua cuộc. Thua thì nhiều mà thắng chẳng bao nhiêu!

Thông thường nếu có thắng thì cũng chỉ là cái thắng của “tự ái”; để vỗ về cái tôi của mình. Thắng vì tự ái được ve vuốt. Thắng vì cái tôi được chồng hoặc vợ biết đến.

Vợ chồng tranh cãi thua thì nhiều mà thắng chẳng bao nhiêu!
Sau những lần tranh cãi là đánh mất sự bình an của tâm hồn, gây xáo trộn trong gia đình và tiếp đến là tình yêu vợ chồng bị sứt mẻ.

Nhưng thua thì sao? Thua trong những cuộc cãi vã giữa hai vợ chồng thì hậu quả rất nhiều. Nó khiến cho tình cảm vợ chồng sứt mẻ; tự ái bị tổn thương; sự tin tưởng và kính trọng lẫn nhau cũng mất dần; đặc biệt, nó sẽ khiến tính yêu vợ chồng dần phai nhạt.

Là vợ chồng xin hãy cứ bao dung…

Trong đời sống vợ chồng rất khó tránh khỏi những va chạm, hiểu lầm có khả năng đưa tới tranh cãi, hoặc lớn tiếng. Và cũng ít cặp vợ chồng nào lại có thể luôn luôn hòa hợp, luôn luôn làm hài lòng nhau; nhất là không bao giờ có những bất hòa ít là trong cung cách sống và trong lời nói.

Song ta vẫn có thể tránh được hay giảm thiểu những bất đồng trong đời sống vợ chồng khi tự làm chủ được mình; làm chủ được những gì đang xẩy ra quanh mình. Có nhiều cặp đôi sau những tranh cãi, giận hờn; thì cả hai mới nhận ra nguyên nhân chính của cuộc tranh cãi ấy chỉ là một sự hiểu lầm; điều mà cả hai có thể tránh được nếu như chỉ một trong hai người biết bình tĩnh và tự chủ.

Là vợ chồng xin hãy cứ bao dung...
Nhường nhịn, bao dung người bạn đời của mình để hôn nhân luôn tròn đầy hạnh phúc, (ảnh minh họa: internet).

Vậy nên, hãy thay thế thời gian cãi vã bằng những giây phút vợ chồng tâm sự và chia sẻ chân tình. Hãy thay thế sự nóng giận, bực tức bằng thái độ bình tĩnh, tự chủ; vì: “Giận mất khôn!”

Và hãy dùng những lời lẽ âu yếm, tích cực để nói với nhau như đã từng nói lúc vợ chồng hòa thuận; cảm thông thay vì những lời cay đắng làm chua xót lòng nhau. Người xưa thật chí lý khi nói: “Một điều nhịn chín điều lành!”