Trong dòng chảy hiện đại, khi giáo dục ngày càng bị chi phối bởi áp lực điểm số và thành tích, văn hóa học đường – vốn là linh hồn của trường lớp – đang dần phai nhạt. Những giá trị nhân văn từng được coi trọng trong giáo dục xưa nay bị lấn át bởi các cuộc đua thi đua, kiểm tra, kỷ luật. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại: liệu chúng ta đang dạy chữ, hay đang đánh mất nghệ thuật dạy làm người?

Giáo dục xưa và văn hóa học đường nhân văn

Thời xưa, văn hóa học đường là biểu hiện rõ rệt nhất của giáo dục nhân văn. Học trò không chỉ học kiến thức mà còn học đạo lý làm người: kính trên nhường dưới, yêu thương, vị tha, lễ phép, biết ơn. Trong lớp học, thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai, tận tụy truyền trao không chỉ con chữ mà còn từng hành vi, lối sống đúng đắn.

Khi ấy, giáo dục không cần những khẩu hiệu treo trên tường, mà được thể hiện qua từng hành động nhỏ: một lời nhắc nhở ân cần, một cái nhìn cảm thông, hay những buổi sinh hoạt lớp đầy tình cảm.

Giáo dục hiện nay: khi thành tích đặt lên hàng đầu

Thật đáng tiếc, trong xã hội hiện đại, giáo dục lại đang đánh mất dần bản chất nhân văn. Các trường học thường xuyên đặt nặng thành tích học tập, dùng điểm số và bảng thi đua để làm tiêu chí đánh giá. Học sinh bị ép vào khuôn mẫu, giáo viên chịu áp lực phải “dạy cho kịp chương trình”, trong khi những giá trị của văn hóa học đường như sự yêu thương, cảm thông, sẻ chia… lại dần bị coi nhẹ.

Một biểu hiện rõ rệt là ở nhiều nơi, các đội cờ đỏ đứng ngay cổng trường để bắt lỗi học sinh; đi muộn, quên khăn quàng, không mang thẻ… Dưới lớp vỏ “kỷ luật học đường”, học sinh trở thành đối tượng bị kiểm tra, bị phạt, thay vì được thấu hiểu và giáo dục bằng yêu thương.

Thầy vũ văn bền – tấm gương sống của văn hóa học đường nhân văn

Văn hóa học đường
Trong bối cảnh ấy; thầy Vũ Văn Bền – giáo viên tại Nam Định – là một minh chứng điển hình cho tinh thần giáo dục đầy nhân văn (Ảnh: internet)

Trong bối cảnh ấy; thầy Vũ Văn Bền – giáo viên tại Nam Định – là một minh chứng điển hình cho tinh thần giáo dục đầy nhân văn. Mỗi buổi sáng, thay vì để học sinh bị soi xét bởi đội cờ đỏ; thầy Bền đứng ngay cổng trường, mỉm cười chào từng em một cách thân thiện và gần gũi.

Hành động nhỏ bé ấy tưởng chừng đơn giản, nhưng lại trở thành hiện tượng lạ; vì nó chứa đựng thông điệp sâu sắc của văn hóa học đường: học sinh đến trường không phải để đối mặt với lỗi lầm; mà để được đón nhận, được yêu thương và trưởng thành trong sự đồng hành của thầy cô. Điều mà đã trở lên hiếm có trong giáo dục hiện nay.

Hành động của thầy Bền không chỉ khiến học sinh cảm thấy được tôn trọng, mà còn truyền cảm hứng cho những người làm giáo dục khác; khơi gợi lại tinh thần nhân văn vốn là nền tảng của giáo dục.

Tái thiết văn hóa học đường – bắt đầu từ nhận thức

Để xây dựng lại một môi trường giáo dục lành mạnh; điều cốt lõi là phải khơi lại văn hóa học đường đúng nghĩa. Không phải bằng những khẩu hiệu to tát, mà bằng những thay đổi thiết thực từ bên trong:

  • Giáo viên cần trở thành người truyền cảm hứng, chứ không chỉ là người truyền đạt kiến thức.
  • Học sinh cần được nhìn nhận như những cá thể đang phát triển; thay vì bị gò ép theo chuẩn điểm số.
  • Phụ huynh cần đồng hành cùng nhà trường trong việc giáo dục nhân cách; chứ không chỉ quan tâm đến kết quả học tập.

Chỉ khi tất cả cùng hướng đến mục tiêu xây dựng một văn hóa học đường nhân văn; thì môi trường giáo dục mới thực sự trở thành nơi nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển toàn diện con người.

Công nghệ và văn hóa học đường trong thời đại mới

Không thể phủ nhận rằng công nghệ đang tác động sâu sắc đến giáo dục. Mạng xã hội, thiết bị thông minh, trí tuệ nhân tạo… mở ra cơ hội lớn, nhưng cũng kéo theo những thách thức về đạo đức; hành vi, và sự lệch lạc giá trị sống.

Chính vì vậy, việc giáo dục kỹ năng số, giáo dục cảm xúc; và đặc biệt là khơi dậy văn hóa học đường trong không gian mạng là điều không thể thiếu. Trường học phải trở thành nơi hướng dẫn học sinh sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm; tôn trọng bản thân và người khác, từ đó bảo vệ môi trường giáo dục lành mạnh cả ngoài đời thực lẫn trên thế giới ảo.

Văn hóa học đường – khởi nguồn từ những điều giản dị

Sự thay đổi không nhất thiết phải bắt đầu từ những cải cách vĩ mô. Chúng ta có thể nuôi dưỡng văn hóa học đường từ những điều rất nhỏ; một lời chào buổi sáng, một nụ cười thân thiện; một hành động giúp bạn nhặt sách, một giờ sinh hoạt lớp thật chân thành.

Chính những điều giản dị ấy mới là đất lành để gieo mầm những giá trị tốt đẹp. Bởi hơn cả kiến thức; một môi trường học tập tử tế mới là nơi giúp học sinh trưởng thành như những con người nhân ái và có trách nhiệm.

Văn hóa học đường
Đội cờ đỏ đứng ngay cổng trường để bắt lỗi học sinh; đi muộn, quên khăn quàng, không mang thẻ… (Ảnh: tuoitre.vn)

Văn hóa học đường là gốc của cây giáo dục

Giáo dục không thể bền vững nếu chỉ chạy theo thành tích mà bỏ quên cốt lõi – đó là con người. Văn hóa học đường là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn; là nơi hun đúc lòng yêu thương, vị tha và trách nhiệm công dân.

Tấm gương thầy Vũ Văn Bền không phải một hiện tượng cá biệt; mà nên là hình mẫu cho sự trở về với giáo dục nhân bản. Hãy để mỗi buổi đến trường là một niềm vui, mỗi lớp học là một mái nhà; và mỗi học sinh là một tâm hồn được nuôi dưỡng bởi tình thương và sự hiểu biết.

Văn hóa học đường – không phải một khẩu hiệu; mà là bản chất sâu xa của nền giáo dục đích thực.