‘Dám nhây với họ hàng nhà Trư là không ổn rồi Tuất ơi’, một người xem bình luận hài hước chú cún no đòn vì trót dại trêu lợn.

Những chú lợn bình thường thì chỉ ăn với ngủ nhưng khi đã nổi cáu thì cũng tấn công quyết liệt luôn nên chú cún mới được bữa no đòn khi đối đầu với lợn như vậy.
Video ghi lại cảnh chú cún no đòn vì trót dại trêu lợn:

Nguồn video: VnExpress

Bình luận của độc giả về chú cún no đòn vì trót dại trêu lợn

– Lợn dùng chiêu lấy thịt đè em cún rồi.
– Chú lợn vừa nặng vừa chắc nịch. Chú cún chỉ được cái răng sắc. Lợn đè 1 phát thì cún khỏi thở luôn.
– Trư đệ quả không hổ danh với công phu lấy thịt đè người.
– Cuộc so găng không đồng hạng cân.
– Nhiều bạn có vẻ đánh giá thấp sự thông minh và khả năng thực chiến của lợn rồi.

Khám phá: Loài heo trong các nền văn hóa khác nhau

Ở một số nước phương Tây, lợn là con vật được tôn trọng. Ở Hy Lạp cổ đại, lợn được hiến tế cho Nữ thần Demeter. Ở châu Âu cổ đại, lợn được Nữ thần sinh sản yêu thích. Vì vậy, lợn còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, dư dả.

Ở Ireland, lợn là con vật linh thiêng được tôn thờ. Trong kho tàng văn học cổ của Ireland, truyền thuyết về loài vật này chiếm một số lượng lớn. Trong sử thi Ailen có những cái tên gắn liền với loài vật này, một trong số đó là Mucinis, có nghĩa là “hòn đảo của lợn”.

Video: Chú cún no đòn vì trót dại trêu lợn
Ảnh: internet

Văn hóa Trung Quốc cũng như một số nước Đông Nam Á đề cao hình ảnh con heo nhờ béo tốt, mập mạp và mắn đẻ. Hình ảnh lợn sớm xuất hiện trong các cổ vật như chén gốm đen khắc hình lợn rừng của văn hóa Hà Mẫu Độ, khoảng 5.000 đến 4.000 năm trước Công nguyên. Hoặc trong chiêm tinh học Trung Quốc gắn các đặc điểm của lợn cho những người sinh năm Hợi. Những người sinh vào năm này thường được cho là có cuộc sống an nhàn, sung túc và gặp nhiều may mắn.

Hàn Quốc cũng nhấn mạnh hình ảnh con heo và sử dụng lịch can chi với hình ảnh 12 con giáp. Còn với người Nhật, lợn rừng hay còn gọi là inoshishi là vật cưỡi của thần chiến tranh Usa Hachiman, biểu tượng của lòng dũng cảm. Từ tính cách dũng cảm của loài heo, người Nhật còn đặt tên cho con mình có chứa từ “heo”. Họ làm vậy không phải vì lợn dễ nuôi mà vì muốn tri ân tinh thần dũng cảm của lợn.