Thuốc ngủ là nhóm thuốc làm chậm hoạt động của não bộ; sinh ra cảm hứng thư giãn; được sử dụng để điều trị căng thẳng thần kinh và rối loạn giấc ngủ.

Đây là nhóm thuốc dễ dẫn đến lạm dụng; do đó chỉ nên dùng khi có sự cho phép của bác sỹ. Khi dùng thuốc ko hợp lý có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe; và có thể dẫn đến trường hợp bị lệ thuộc vào thuốc ngủ.

Lịch sử

Việc nghiên cứu thuốc ngủ phát triển từ nửa cuối thế kỷ 20. Điều trị tâm thần học đã bắt đầu sử dụng loại thuốc này từ năm 1869. khi đó Chloral hydrate được sử dụng lần đầu tiên như một phương pháp trị liệu.

Các loại thuốc ngủ

Nhóm thuốc ngủ thường được chia thành 4 loại bao gồm:

Benzodiazepines

Là loại thuốc không còn xa lạ bởi thường được ưu tiên sử dụng. Những hoạt chất thuốc thường dùng là diazepam, clonazepam, bromazepam,… với một số tên thương mại như Valium, Lexomil, Rivotril… Barbiturate: là những thuốc phenobarbital, pentobarbital. Loại thuốc này hiện nay ít được sử dụng để gây ngủ; vì nó có nhiều tác dụng ngoài ý muốn. Tuy nhiên loại thuốc này vẫn được sử dụng để khống chế các triệu chứng co giật hoặc dùng để gây mê.

Sử dụng thuốc ngủ đúng cách... sử dụng thuốc ngủ nhiều có tốt không; cách sử dụng thuốc seduxen; tác hại của việc sử dụng thuốc ngủ;
Ảnh minh họa : Flickr

Barbiturate


Barbiturate là loại thuốc đóng vai trò ức chế thần kinh trung ương. Có kết quả như giảm cảm giác lo sợ; dùng để thôi miên và có tác dụng chống lại tình trạng co giật; không nên sử dụng Barbiturate trong các cuộc phẩu thuật trừ trường hợp không có thuốc giảm đau.

Nonbenzodiazepin

Giống với benzodiazepine về bản chất đều là thuốc về thần khinh. Nonbenzodiazepine có dược động học giống hoàn toàn với thuốc benzodiazepine; bởi cùng đem lại tác dụng phụ và những rủi ro. Tuy nhiên, các loại thuốc nonbenzodiazepin không giống nhau hoàn toàn về cấu trúc hóa học. Do đó không có liên quan gì với Benzodiazepin.

Quinazolinone

Đây là một trong các loại thuốc ngủ có chứa thành phần lõi 4-quinazolinone. Nhiều trường hợp được đề xuất nên sử dụng loại thuốc này trong điều trị bênh ung thư.

Ngủ trưa nhiều có tốt không;Ngủ nhiều có mập ko; Ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì; Tuổi dậy thì ngủ nhiều có tốt không; Ngủ nhiều có cao lên không
Giấc ngủ có vai trò quan trọng giúp phục hồi khả năng làm việc của các cơ quan trong cơ thể (ảnh: Flickr)

Thuốc ngủ có tác dụng gì? Khi nào thì sử dụng?

Các loại thuốc ngủ thường ảnh hưởng lên não thông qua một chất gọi là GABA. GABA gây tác dụng giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Các loại thuốc ngủ đều có chung tác dụng là làm tăng hoạt tính của GABA nhầm tạo ra sự thư giãn của não bộ. Loại thuốc này nếu được sử dụng hợp lý thì có thể giảm đi sự lo âu; căng thẳng một cách hiệu quả. Trong một số trường hợp, còn được dùng để giảm đau cơ, gây mê, chống co giật, thư giản cơ thể…

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ

Các loại thuốc ngủ rất dễ bị lạm dụng; do đó chỉ nên được sử dụng khi có sự chỉ dẫn của bác sỹ.

Trong những lần đầu khi sử dụng thuốc ngủ người bệnh thường có các triệu chứng như choáng váng mệt mỏi, lơ ngơ. Theo thời gian thì các triệu chứng này sẽ giảm dần và có thể biến mất tùy từng trường hợp.

Hệ thần kinh trung ương sẽ hoạt động chậm lại khi chúng ta sử dụng thuốc ngủ. Lưu ý là trong thời gian sử dụng; người bệnh không nên có các hoạt động cần sự tập trung cao; như lái xe, vận dụng máy móc… Điều quan trọng là không nên sử dụng thuốc ngủ đồng thời với các loại thuốc an thần khác có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của não bộ. Ví như không được uống rượu bia khi vừa sử dụng thuốc ngủ. Không dùng khi đã sử dụng các loại thuốc giảm đau; thuốc chống dị ứng mà chỉ cách nhau trong thời gian ngắn.

không nên lạm dụng thuốc ngủ

Nếu sử dụng thuốc ngủ với liều lượng cao có thể gây ra các tác dụng phụ như: mờ mắt, hơi thở chậm, nói ngọng, nói lắp, khả năng nhận thức sự vật giảm. Nếu sử dụng thuốc ngủ quá liều có thể dẫn đến hôn mê hoặc thậm chí tử vong. Trẻ em và người cao tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc hơn so với người trưởng thành. Đối với các bà mẹ đang mang bầu mà sử dụng nhiều thốc ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Đặc biệt khi sinh ra đứa trẻ có thể bị rối loạn giấc ngủ hoặc quấy khóc.

Đối với những người thường xuyên sử dụng thuốc ngủ thì có thể sinh ra hiện tượng lờn thuốc; do đó để thuốc có tác dụng thì cần sử dụng với liều lượng lớn hơn. Trong trường hợp này người bệnh không được tự ý tăng liều lượng sử dụng thuốc; cần phải khai báo cho bác sỹ về tình trạng thuốc không còn tác dụng. Khi đó bác sỹ sẽ có biện pháp để thay đổi liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc cho phù hợp.

lời khuyên của bác sỹ về giấc ngủ;; Điều trị rối loạn giấc ngủ; Sleep hygiene là gì?...Thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em; Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ; Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ.
Nên gặp bác sỹ để được tư vấn trước khi sử dụng thuốc ngủ (ảnh: Flickr)

Lệ thuộc thuốc ngủ là gì?

Thông thường khi sử dụng thuốc ngủ thường xuyên; liên tục trong 10 ngày thì sẽ sinh ra vấn đề nghiện thuốc và người bệnh phải lệ thuộc vào thuốc.

Lệ thuộc vào thuốc là người bệnh phải sử dụng với liều lượng cao hơn mới có thể tạo ra tác dụng an thần và gây ngủ như mong muốn. Nếu ngừng sử dụng có thể gây ra ảnh hưởng tâm lý của người bệnh. Các thuốc an thần gây tác dụng làm chậm hoạt động của não bộ; do đó khi đã rơi vào trường hợp lệ thuộc vào thuốc ngủ mà ngừng sử dụng đột ngột; thì bộ não có thể phản ứng bật lại và biểu hiện ra các triệu chứng như là bồn chồn; lo lắng không yên, co giật cơ thể, hoặc thậm chí biến chứng nặng.

Thời gian xuất hiện hội chứng như trên với mức độ nặng; nhẹ là tùy vào từng loại thuốc khác nhau. Đối với thuốc ngủ có tác dụng nhanh thì hội chứng cai thuốc sẽ đến sớm; ngược lại nếu thuốc có tác dụng chậm thì hội chứng sẽ đến muộn hơn. Do đó bệnh nhân không được tự ý ngừng sử dụng thuốc đột ngột nếu như đã rơi vào tình trạng lệ thuộc thuốc. Trong trường hợp này thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn để có biện pháp giảm liều lượng hoặc thay đổi thuốc.

Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ; Rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên; Khám rối loạn giấc ngủ ở đâu; Định nghĩa rối loạn giấc ngủ; Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ

Người bệnh nên thăm khám bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc ngủ

Nghiện thuốc là cảm giác khao khát sử dụng thuốc ngay cả khi thuốc đã không có tác dụng hiệu quả. Khi bị nghiện thuốc có thể gây hại và ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày. Khi đó người bệnh thường có cảm giác không thể nào bỏ thuốc được. Vấn đề này có thể kéo dài trong thời gian lâu có khi đến vài năm. Để phòng tránh tình trạng này thì mọi người không nên tự ý sự dụng thuốc ngủ. Cần gặp bác sỹ để được thăm khám. Bác sỹ sẽ cho biết về loại thuốc, liều lượng mà người bệnh cần dùng.

Stress và rối loạn giấc ngủ là những tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải hiện nay. Ngoài cách uống thuốc ngủ; người bệnh có thể sử dụng các biện pháp thư giãn tâm lý hoặc sử dụng các loại thảo dược; thuốc có nguồn gốc thảo dược như Lạc tiên, Tâm sen…