Thực phẩm có tính kiềm giúp giảm tính axit và cân bằng nồng độ Ph trong cơ thể. Dưới đây là các thực phẩm có tính kiềm nên có trong chế độ ăn mỗi ngày.

Một chế độ ăn giàu kiềm còn được gọi là chế độ ăn axit-kiềm. Bản chất của nó là chế độ ăn uống làm thay đổi giá trị pH – một thông số đo lường mức độ axit hoặc độ kiềm bên trong cơ thể. Theo một số chuyên gia sức khỏe, việc bổ sung thực phẩm có tính kiềm vào bữa ăn hàng ngày giúp trung hòa lượng axit dư thừa; từ đó cơ thể sẽ duy trì sự cân bằng độ pH tự nhiên, ngăn ngừa và phòng tránh một số loại bệnh mãn tính, tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như giúp tinh thần dễ chịu hơn.

8 loại thực phẩm có tính kiềm nên có trong chế ăn mỗi ngày

1. Đậu nành

Đậu nành và các loại thực phẩm từ đậu nành như sữa và đậu phụ có tính kiềm cao. Đây là một loại thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ mắc những bệnh do dư thừa axit gây ra.

Đậu nành
Đậu nành là nguồn dinh dưỡng có tính kiềm cao nhất, giúp chữa các bệnh do dư thừa axit.

2. Muối biển là loại thực phẩm có tính kiềm

Muối biển giàu khoáng chất như sắt, kali, iốt và magie. Đặc tính kiềm hóa của muối biển có tác dụng chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và những bệnh do vi rút gây nên. Dùng muối biển để nấu ăn sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho gia đình.

3. Khoai lang

Khoai lang có tính axit nhẹ và tính kiềm cao. Tính chất kiềm có trong khoai lang có tác dụng hỗ trợ trong việc chống lại chứng viêm, giúp chữa khỏi chứng viêm mãn tính.

Khoai lang
Khoai lang là một thực phẩm hiệu quả khi ăn để lấy năng lượng và cung cấp cho cơ thể một chất dinh dưỡng kiềm (ảnh chụp màn hình: kimlongphat.vn).

4. Nấm

Nấm có tính kiềm cao trong tự nhiên. Những người hay bị trào ngược axit nên dùng nấm trong chế độ ăn uống để cải thiện bệnh này.

5. Gạo lứt

Hàm lượng chất xơ trong gạo lứt có tác dụng giảm chứng ợ nóng. Gạo lứt còn giúp giảm nồng độ axit trong cơ thể. Bên cạnh đặc tính kiềm, gạo lứt cũng rất tốt cho sức khỏe nên được dùng trong bữa ăn hàng ngày thay cho gạo trắng.

Gạo lứt
Ngoài tính chất kiềm, bản thân gạo lứt còn tốt cho sức khỏe, nên được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày (ảnh chụp màn hình: ngoisao.vnexpress.net).

6. Các loại quả hạch

Ngoài việc cung cấp chất béo hiệu quả, các loại quả hạch còn có tác dụng kiềm hóa cơ thể. Tuy nhiên, vì chúng chứa nhiều calo, nên cần hạn chế số lượng hạt. Các loại hạt có thể bổ sung bao gồm hạt điều, hạt dẻ và hạnh nhân.

7. Súp lơ là là loại thực phẩm có tính kiềm

Súp lơ trắng rất tốt để cân bằng độ pH kiềm trong cơ thể. Đặc tính kiềm cao của loại rau này còn giúp giảm nguy cơ mắc những bệnh ung thư và bệnh về tiêu hóa.

8 loại thực phẩm có tính kiềm nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày
Súp lơ có tính kiềm cũng có thể hỗ trợ tái cân bằng hormone khi nồng độ estrogen của cơ thể quá cao (ảnh chụp màn hình: dienmayxanh.com).

8. Rau lá xanh

Hầu hết những loại rau lá xanh được cho là có tính kiềm. Không phải vô cớ mà những chuyên gia sức khỏe luôn khuyên nên bổ sung rau xanh vào bữa ăn hàng ngày. Bởi chúng chứa nhiều khoáng chất cần thiết giúp cơ thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Nên dùng rau bina, rau diếp, cải xoăn, cần tây, rau mùi tây, rau arugula và mù tạt xanh.

Trên đây là 8 thực phẩm có tính kiềm được chuyên gia khuyên dùng. Việc bổ sung thực phẩm này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn phòng nhiều bệnh tật.