“Quan tâm, hữu ích và kiên nhẫn”, đó là cụm từ mà cộng đồng mạng dành lời khen cho chú quạ thông minh biết giúp đỡ nhím băng qua đường.

Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc cặp đôi quạ – nhím đang cùng nhau băng qua đường khiến nhiều cư dân mạng bất ngờ và phải bật cười. Đoạn clip do một nhân chứng ghi lại trên đường ở thành phố Ogre (Lithuania) cho thấy; khoảnh khắc một con quạ châu Phi đang tích cực “giúp đỡ” một con nhím sang đường.
Video ghi lại khoảnh khắc chú quạ thông minh giúp đỡ nhím băng qua đường:

Nguồn video: MUC Women

Trên hành trình băng qua đường, mỗi khi nhím lười biếng dừng lại; quạ châu Phi lại mổ lên người để buộc nhím phải tiếp tục hành trình; tránh dừng lại giữa đường có thể gặp nguy cơ bị thương do xe đụng. Cuối cùng, với sự “trợ giúp” của quạ, nhím đã có thể sang đường an toàn mà không gặp trở ngại giao thông nào.

Đoạn clip về “tình bạn đẹp” giữa quạ và nhím đã khiến nhiều cư dân mạng bất ngờ; và thích thú sau khi clip được đăng tải lên mạng xã hội. Nhiều cư dân mạng đã phải đặt câu hỏi, tình bạn giữa quạ và nhím bắt đầu từ đâu mà cặp đôi lại qua đường cùng nhau như vậy?

Khám phá: Quạ thông minh bằng trẻ 7 tuổi

Quạ là loài sinh vật thông minh, chúng có khả năng suy luận tương đương một đứa trẻ 7 tuổi.

Các nhà khoa học đã đi đến kết luận này sau khi cho sáu con quạ hoang dã ở New Caledonian thực hiện một loạt bài kiểm tra; về khả năng hiểu nguyên nhân và kết quả của chúng. Các nhiệm vụ đều là các biến thể của truyện ngụ ngôn Aesop; trong đó một con quạ khát nước thả những viên sỏi để nâng mực nước trong một chiếc bình cổ hẹp để uống.

Video: Chú quạ thông minh giúp đỡ nhím băng qua đường
Ảnh: Pixabay

Trong thử nghiệm chuyển nước, những con quạ cũng tìm ra cách kiếm thức ăn nổi; bằng cách thả vật nặng vào ống nước. Chúng đã thể hiện khả năng chọn thả một vật thể chìm trên một vật thể nổi, một vật thể rắn trên một vật thể rỗng cũng như một vòi có mực nước cao hơn; thay vì một bể nước thấp và một bể chứa nước thay vì một ống cát.

Tuy nhiên, quạ không hoàn thành được 2 nhiệm vụ khó khăn hơn. Một nhiệm vụ liên quan đến việc tìm hiểu chiều rộng của ống đựng nước; và nhiệm vụ kia liên quan đến việc di chuyển nước trong ống hình chữ U.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, khả năng nhận biết kết quả thay đổi mực nước của quạ tương ứng với khả năng nhận thức của trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 7 tuổi. Chuyên gia Sarah Jelbert đến từ Đại học Auckland (New Zealand), người đứng đầu cuộc nghiên cứu; cho biết: “Các kết quả của các bài kiểm tra rất ấn tượng; vì chúng làm nổi bật những điểm mạnh và hạn chế trong sự hiểu biết của những con quạ.”