Phim “Người phán xử” làm gia tăng tội phạm? Xã hội được phản ánh qua phim hay phim đang làm xã hội thay đổi?
- Nhà sản xuất phim ‘sợ’ diễn viên phẫu thuật thẩm mỹ
- ‘Bão cytokine’ tấn công nhiều bệnh nhân Covid-19 ở TP. HCM
- Lên đồi trồng keo, 3 người ở Hòa Bình bị sét đánh thương vong
Xem nhanh
Phim “Người phán xử” khiến nhóm tội phạm xã hội đen gia tăng?
Theo báo Vietnamnet, sáng 14/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng cho biết; vấn đề phổ biến phim trên không gian mạng được dự thảo Luật đưa ra 2 phương án.
Cụ thể, phương án 1 quy định phải tự phân loại; hiển thị kết quả phân loại phim và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đó.
Còn phương án 2, phim chỉ được phổ biến trên không gian mạng khi có giấy phép phân loại do Bộ VH-TT&DL, UBND cấp tỉnh cấp hoặc Quyết định phân loại của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình.
Về vấn đề này, trong phiên họp thiếu tướng Lê Tấn Tới, chủ nhiệm UBQP và AN đề nghị, các tổ chức, cá nhân phổ biến phim trên không gian mạng phải tự phân loại và chịu trách nhiệm về phim đưa lên; đặc biệt lưu ý với những phim liên quan tới chủ đề quốc phòng, an ninh, hải đảo, trẻ em, tôn giáo, dân tộc.
Ông cho biết, sau khi VTV1 chiếu bộ phim “Người phán xử”; tình hình hoạt động của các băng nhóm tội phạm xã hội đen xảy ra ngày càng nhiều.
Dư luận nhìn nhận ra sao khi nghe “Người phán xử” làm gia tăng tội phạm?
Ý kiến giới chuyên môn
Theo nguồn tin từ báo Dân Việt thì giới chuyên môn cũng có những nhận định của riêng họ.
NSND Trung Anh cho biết ông cảm thấy khá bất ngờ khi nhận được thông tin này. Bản thân ông cũng không hoàn toàn đồng tình với ý kiến đã nêu. Theo ông, mọi ý kiến đóng góp khi nêu ra trước Quốc hội cần nên có sự cân nhắc; nhìn nhận một cách cụ thể và có chiều sâu.
Ông chia sẻ thêm rằng “Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) là một cơ quan báo chí lớn; đại diện cho hình ảnh quốc gia. Do đó, các nội dung được phát sóng đều phải qua nhiều khâu kiểm duyệt về nội dung và hình ảnh.” Bộ phim “Người phán xử” trước khi phát sóng cũng đã phải có qua kiểm duyệt. Do đó, trước khi đưa ra kết luận, cần có những thống kê, số liệu cụ thể bởi việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới VTV chứ không chỉ với bộ phim “Người phán xử”.
NSƯT Võ Hoài Nam thể hiện ý kiến không đồng ý với việc quy chụp sự gia tăng tỉ lệ tội phạm do tác động từ các bộ phim. Nghệ sĩ này cho rằng phim truyền hình ra đời là điều tất yếu để phản ánh các vấn đề diễn ra trong cuộc sống. Vì trước đây, tình hình an ninh xã hội vốn đã có sẵn những bất ổn.
GS. TS Trần Thanh Hiệp cho rằng câu chuyện của phim ảnh là câu chuyện vô cùng đa dạng. Phim ảnh bao gồm phim chiếu trên mạng, phim của viện điện ảnh, phim truyện truyền hình, phim chiếu rạp… Mỗi loại phim đều có những quy trình kiểm định riêng. Do đó, rất khó kiểm chứng được ảnh hưởng bạo lực của phim hành động đến với đời sống.
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp bày tỏ mong muốn phim Việt cần nhận được sự công bằng; điện ảnh Việt Nam nên được khai thác và khám phá các đề tài đa dạng thay vì đưa ra yêu cầu không được làm phim có tình tiết tội phạm không bị xử lý.
Khi chưa cấm thì các phim Việt Nam đã tự động phải luôn có đoạn kết là công an lập chiến công; tội phạm bao giờ dễ dàng sa lưới pháp luật… giờ cấm nữa thì không hiểu phải “cài” thêm chi tiết gì thì phim mới được duyệt?
Ý kiến dư luận
Độc giả Anh Duy trên báo Thanh niên bình luận: “Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng thì sao? Tại sao phải cố giết điện ảnh nước nhà như vậy?”
Một bạn đọc khác phản hồi: “Tôi đang lương thiện, xem xong Người phán xử, bỗng dưng tôi thành lập ngay băng xã hội đen (!?). Nghe thấy sao sao ấy. Thời nay là thời hội nhập, hàng chục kênh phim hành động đánh nhau máu me cả ngày. Từ hơn cả chục năm qua, Hồng Kông, Hàn Quốc… cũng sản xuất phim còn ghê rợn hơn nhiều”
Ý kiến từ người đọc Thu Thu: “Có hay không riêng bộ phim này thì không chắc. Nhưng những loại phim như vầy làm người ta chú ý đến xã hội đen là có…”
Cũng có ý kiến đồng tình đến từ độc giả, Nang Nguyen viết: “Cá nhân tôi đồng ý với nhận định và đề xuất của ông Tới.”
Có đúng là sau khi chiếu phim “Người phán xử” làm gia tăng tội phạm hay không? Câu hỏi này sẽ còn nhiều ý kiến trái chiều. Tuy vậy, điều gì đã và đang khiến xã hội cũng như phim ảnh dần có nhiều hơn những mảng tối? Đó hẳn là điều chúng ta cũng cần nhiều suy ngẫm.