Không chỉ cậu con trai được mẹ đút cơm mà ông chồng cũng tranh thủ dừng xe lại ăn ké miếng cơm từ tay vợ.

Đoạn video ghi lại một tình huống hài hước đó là người mẹ đút cơm cho hai bố con khi họ vừa ăn vừa chơi. Có lẽ để dỗ dành cho con ăn, người bố đã cùng chơi với con và để thị phạm cho con người bố cũng đến gần để người mẹ đút cơm cho. Thấy vậy, đứa bé cũng ngoan ngoãn bắt chước theo.
Video ghi lại khoảnh khắc mẹ đút cơm cho hai bố con:

Nguồn video: MUC Women.

Bình luận của độc giả về khoảnh khắc mẹ đút cơm cho hai bố con

– Con chưa no bố đã no.
– Hình mẫu lý tưởng, không phân biệt đối xử. Ai tới trước ăn trước.
– Ông bố diễn tĩnh khỏi chê !
– Gia đình thật hạnh phúc !

Khám phá: Làm thế nào để con ngồi yên trong bữa ăn?

Để bé không chạy lung tung mà ngồi yên ăn một cách ngoan ngoãn không khó, bố mẹ hãy cùng tìm hiểu và kiên trì áp dụng những cách dưới đây để rèn thói quen cho bé nhé.

1. Phải tập cho bé ngồi ghế ăn ngay từ đầu

Khoảng 6 tháng, khi cổ bé đã cứng là có thể cho bé ngồi ăn, không cần bé cũng có thể tự ngồi được, miễn là bé giữ cố định cổ. Bạn có thể đệm khăn xung quanh em bé để ổn định. Sẽ mất 2 tuần để bé làm quen với việc này.

Video: Mẹ đút cơm cho hai bố con
Ảnh: Pixabay.

Nếu em bé đã lớn, qua giai đoạn vàng hình thành thói quen thì sao? Không vấn đề gì! Các mẹ chỉ cần cố gắng kiên trì và nhẫn nại để tập cho bé ngồi và ăn nhiều hơn.

2. Tập cho bé quen với giờ ăn cố định

Khi đến tuổi ăn dặm, cha mẹ nên giúp trẻ nhận biết cơn đói bằng cách cho trẻ ăn đúng giờ, khoảng cách giữa các bữa chính và bữa phụ là 3-4 tiếng. Giữa các bữa ăn, nếu trẻ cảm thấy đói, hãy cho trẻ uống nước. Bên cạnh cảm giác đói, cha mẹ cũng cần giúp bé nhận biết cảm giác no.

3. Không bế rong trẻ khi ăn

Giai đoạn 1 đến 2 tuổi là giai đoạn rất quan trọng để bắt đầu dạy trẻ thói quen tốt trong bữa ăn. Vào khoảng 15 – 16 tháng tuổi, trẻ sẽ bước vào giai đoạn tò mò, ham hiểu biết, muốn khám phá mọi thứ xung quanh nên rất thích chạy nhảy xung quanh, kể cả trong bữa ăn. Nhưng nếu sau giai đoạn này, trẻ không hiểu rằng mình phải ngồi yên, tập trung trong bữa ăn, tự ăn uống thì khi lớn hơn sẽ khó rèn luyện được tính chủ động, yêu thích bữa ăn cho trẻ.

4. Để trẻ được “khám phá” món ăn

Khi cho bé ăn, mẹ hãy cho thêm thức ăn để bé tự bốc hoặc đưa cho bé một chiếc thìa để bé tập cầm và khám phá, giúp bé ngồi lâu hơn. Thậm chí mẹ có thể cho bé ăn một ít cháo trong bát của bé, để bé tự bốc. Bé đang ở độ tuổi khám phá, vì vậy hãy để bé khám phá.

Nhiều em bé phải giữ một cái gì đó để ngồi yên. “Cái gì đó” là thìa, bát, thức ăn. Tuyệt đối không đưa đồ chơi cho bé trong giờ ăn!

Mục đích của việc đưa thìa hay thức ăn là để bé làm quen với những thứ liên quan đến ăn uống. Vì vậy nếu mẹ đặt những thứ khác là sai tinh thần.

5. Bé đòi ra khỏi ghế và không chịu ăn, mẹ ngừng cho ăn

Đã cho ra là không cho ăn nữa! Nếu người mẹ thấy thương con, cho con đi ăn ngoài nhiều hơn một chút thì chính là đang tạo thói quen ăn rong cho con. Mẹ phải tạo cho bé phản xạ: vào chỗ ngồi thì ăn, ra ngoài không ăn.

Ngoài ra, cha mẹ không nên cho bé ăn các bữa trong ngày quá dày; cha mẹ ngồi ăn cùng con để tạo không khí vui vẻ và rèn luyện thời gian ăn ở trẻ.

Điều quan trọng nhất là sự kiên nhẫn, mềm mỏng, tránh những lời ra lệnh hay la mắng để dần dần đưa bé vào nề nếp. Mọi quy tắc cần có thông điệp rõ ràng, hành động nhất quán từ cha mẹ, dần dần trẻ sẽ hiểu và chủ động trong bữa ăn. Để làm được điều đó, hãy kiên trì áp dụng những cách trên để rèn luyện thói quen tốt cho bé ngay từ bây giờ, bố mẹ nhé!