Màn cầu hôn của cặp đôi người Trung Quốc thêm phần lãng mạn và ngọt ngào; khi bất ngờ được mẹ thiên nhiên ưu đãi mà không cần sắp đặt trước.

Cụ thể, màn cầu hôn của đôi bạn trẻ người Trung Quốc thêm phần lãng mạn và ngọt ngào; khi bất ngờ được những chú chim bồ câu ủng hộ tác thành. ”Đàn chim bay đến và lên tiếng: ráng sống trong hòa bình nhé; giữ thể diện cho bọn ta nữa – vốn là biểu tượng của hòa bình”, một người xem bình luận hài hước.
Video ghi lại cảnh chim bồ câu tác thành màn cầu hôn của cặp đôi:

Nguồn video: MUC Women.

Khám phá: Tại sao chim bồ câu lại được chọn làm biểu tượng cho tình yêu?

Không chỉ được chọn là biểu tượng của tình yêu; chim bồ câu còn được chọn là biểu tượng của hòa bình. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các biểu tượng liên quan đến chim bồ câu gắn liền với các tổ chức vì hòa bình.

Phong tục chọn các loài chim làm biểu tượng tình yêu đã có từ thời Trung cổ; khi người ta tin rằng mùa sinh sản của các loài chim thường rơi vào dịp Valentine – ngày lễ của tình yêu. Trên thực tế, chỉ có một số loài chim có mùa sinh sản rơi đúng vào khoảng thời gian này; còn lại theo thống kê thông thường sẽ rơi vào khoảng từ mùa xuân đến mùa hè. Tuy nhiên, thống kê này dường như không ảnh hưởng đến việc mọi người chọn chim làm biểu tượng của tình yêu.

Video: Chim bồ câu tác thành màn cầu hôn của cặp đôi
Ảnh: internet.

Lý do chim bồ câu được chọn trong số rất nhiều loài chim là vì nó gắn liền với vị thần tình yêu của Hy Lạp, nữ thần Aphrodite (trong thần thoại La Mã, Venus). Chim bồ câu cũng được chọn vì sự chung thủy của nó. Người ta tin rằng vào mùa sinh sản, chim bồ câu chỉ “đi dạo” với một bạn tình; chứ không cố gắng bắt cặp với càng nhiều bạn tình càng tốt như các loài động vật khác.

Bồ câu đực cũng rất có trách nhiệm. Nó thường giúp con cái xây tổ và chăm sóc các con chim non của mình. Chính vì sự thủy chung và chăm sóc này; một số thảo dược tình yêu ở thời Trung Cổ còn yêu cầu cần phải có tim của bồ câu như một thành phần bắt buộc để điều chế thuốc.