Cách khắc phục khi làm sữa chua tại nhà là mối quan tâm của nhiều chị em. Cùng Mucwomen bỏ túi những bí quyết dưới đây để làm được mẻ sữa chua như ý nhé.

Thay vì mua sữa chua ngoài tiệm, nhiều chị em chọn cách tự làm sữa chua tại nhà với những công thức làm sữa chua rất đơn giản. Nhưng để có món sữa chua ngon, ngọt, mịn như da em bé thì cần phải cẩn thận trong khâu chế biến.
Hôm nay, cùng Mucwomen tìm hiểu những sự cố thường xảy ra khi làm sữa chua tại nhà và cách khắc phục nhé!

5 sự cố thường gặp khi làm sữa chua tại nhà

1. Sữa chua bị nhớt

Sũa chua bị nhớt là vấn đề thường xuyên mà chị em phụ nữ hay gặp phải khi làm sữa chua, đặc biệt là lần đầu tự làm. Nhìn bên ngoài không hề hấn gì, thậm chí úp ngược lên cũng không sao; tuy nhiên khi dùng thìa múc vào bên trong thì thấy dính như lòng trắng trứng.

Sữa chua bị nhớt
Sữa chua bị nhớt là trạng thái sữa chua đã bị hỏng, lúc này, các men sinh vật tốt trong sữa chua đã không còn sống và hoạt động tốt nữa (ảnh chụp màn hình: myquang.vn).


Nguyên nhân:

  • Nguyên nhân thứ nhất có thể là do men khi trộn với sữa để làm sữa chua chưa hết lạnh. Điều này làm cho vi khuẩn men rơi vào tình trạng “sốc nhiệt” khi đi từ môi trường lạnh sang môi trường ấm hơn. Đồng thời; khi sữa chua cái chưa hết lạnh và hoàn toàn ở dạng lỏng cũng ảnh hưởng đến quá trình khuấy đều men. Vậy nên hãy để sữa cái thật lỏng rồi mới cho men vào.
  • Nguyên nhân thứ hai là do ủ quá lâu hoặc nhiệt độ ủ không được ổn định. Nhiệt độ thích hợp nhất khi ủ sữa chua là khoảng từ 40 – 44̊C. Thông thường, ở nhiệt độ này, chỉ cần ủ trong vòng 4 tiếng là sữa sẽ đông lại.
  • Một nguyên nhân cuối nữa là vì loại men và hàm lượng protein có trong sữa: có thể cho thêm sữa bột vào hỗn hợp sữa để hạn chế hiện tượng bị nhớt.

2. Sữa và nước bị tách làm đôi

Sữa và nước bị tách đôi là hiện tượng khi trên bề mặt sữa có một lớp nước màu vàng nhạt. Về bản chất, lớp nước này vẫn có thể uống được và không cần phải đổ đi.

Sữa và nước bị tách làm đôi
Khi sử dụng loại men quá lạnh sẽ khiến men không phát triển còn với men quá nóng sẽ gây chết khuẩn trong men, làm sữa chua bị tách nước.

Nguyên nhân:

  • Có thể do nhiệt độ ủ quá cao dẫn đến hơi nước bốc lên sau đó ngưng tụ lại tạo thành.
  • Hoặc có thể là do có sự chuyển động, di chuyển trong quá trình đảo và ủ sữa chua.
  • Vì vậy, cần chú ý để sữa chua giữ cố dịnh trong quá trình ủ, tránh nhấc đi, nhấc lại và theo dõi nhiệt độ.

3. Sữa chua không đủ chua hoặc không đông lại

Nguyên nhân:

  • Hiện tượng sữa không chua hoặc sữa không đông lại là vì chất lượng men (men cũ, ít vi khuẩn men hoặc là hoạt động yếu).
  • Hoặc có thể là nhiệt độ ủ hoặc nhiệt độ sữa quá cao dẫn đến men bị chết.
  • Vậy nên; khi chọn sữa chua cái thì nên chú ý đến hạn sử dụng và tất nhiên là chú ý cả nhiệt độ ủ nữa.
Sữa chua không đủ chua hoặc không đông lại
Trong quá trình hòa men cái cần theo đúng công thức, không để nước chiếm quá nhiều mà sữa và đường lại quá ít. Làm như vậy sữa chua thu được sẽ bị lỏng nhớt và không đông (ảnh chụp màn hình: dienmayxanh.com).

4. Sữa chua không đủ ngọt

Khi ăn thấy sữa không đủ ngọt thì có thể cho thêm sữa đặc hoặc thêm đường vào; tuy nhiên thêm sữa đặc cũng có thể giúp tăng hàm lượng protein trong sữa, giúp sữa chua có độ sánh mịn hơn.

5. Sữa chua có vị bột hoặc nhám

  • Nếu dùng sữa bột, hãy đảm bảo rằng bột đã được hòa tan hoàn toàn trong hỗn hợp sữa lỏng.
  • Trong khi ủ, nếu sữa bị rung lắc nhiều hoặc mạnh, đôi khi có những nguyên nhân mà người pha không để ý như ủ trong lò rồi bật đèn ủ, lò hoạt động gây rung nhẹ bên trong, cũng ảnh hưởng đến độ sánh mịn của sữa.
  • Hoặc trộn men cái cùng sữa không đều cũng sẽ dẫn đến tình trạng này.
Sữa chua có vị bột hoặc nhám
Sữa bột khi trộn vào sữa tươi cần đúng nhiệt độ để không bị vón cục gây nhám vì không tan hết, như thế sữa chua sẽ ngon hơn (ảnh chụp màn hình: gonaz.com).

Một số nguyên nhân khác và cách khắc phục

  • Do loại men và hàm lượng protein trong sữa. Sử dụng sữa có độ đạm cao hơn một chút, hoặc thêm một ít sữa bột.
  • Trong quá trình lên men, sữa bị nhiễm vi khuẩn. Vậy nên, cần giữ cho môi trường ủ sữa chua sạch sẽ và tiệt trùng các hũ đựng. Ngâm các dụng cụ trong nước sôi (tầm 30 giây) rồi vớt ra, để khô hết không khí hoặc nếu nhanh hơn, thì có thể cho vào lò vi sóng hong khô ở nhiệt độ 80-100 độ C trong tầm 2-3 phút.
  • Ủ quá lâu ở nhiệt độ không ổn định cũng ảnh hưởng đến thành phẩm. Nên duy trì nhiệt độ ủ sữa ở mức 40-44 độ C, ủ từ 6-8 tiếng.
5 cách khắc phục sự cố khi làm sữa chua tại nhà
 Chọn men (sữa chua cái) còn mới và để ở nhiệt độ thường đến khi hết lạnh hoàn toàn thì mới hòa chung với sữa (ảnh: Thanh Nhã).
  • Men cái và sữa trộn với nhau không được đều tay, có chỗ có, có chỗ không. Khuấy đều hỗn hợp trước khi chia vào hũ đựng. Nên khuấy theo một hướng.
  • Sữa tươi là loại có lượng kháng sinh cao. Nên lưu ý chọn sữa tươi có lượng kháng sinh vừa phải.
  • Sử dụng tỷ lệ men hợp lý, khoảng từ 6 – 10% men so với sữa. Ví như 200ml sữa thì chỉ nên dùng 12-20ml men.

Trên đây là một số lỗi khi làm sữa chua tại nhà và cách khắc phục. Cùng tham khảo và lưu lại để sử dụng khi cần thiết nhé!