Khang Hy (1654 – 1722) là vị minh quân vĩ đại của lịch sử Trung Hoa. Ông để lại cho đời sau khối trí tuệ khổng lồ về tề gia trị quốc. Cuốn “Khang Hy gia huấn” ghi lại những triết lý sâu sắc mà ông dạy dỗ các hoàng tử.

Trích nội dung gia huấn của Khang Hy

Trong gia huấn của ông có viết: “Là con người trong đối nhân xử thế, nên biết đồng cảm. Thấy người có chuyện vui, thì nên vui vẻ cùng; thấy người có việc buồn, thì nên cảm thông. Những điều này đều có lợi cho mình. Nếu đố kỵ với thành công của người khác, vui vẻ trên thất bại của họ thì có ý nghĩa gì? Tự mình ôm những suy nghĩ xấu xa vô ích. Cổ ngữ có câu: ‘Nhìn thành công của người như thành công của mình; xem mất mát của người như mất mát của ta.’ Biết giữ lòng như thế, ắt sẽ được Trời giúp đỡ”.

Một người trong đối nhân xử thế, nên khắc khắc giữ lòng khoan dung, nhẫn nhịn. Thấy người khác có chuyện vui thì nên tỏ ra vui vẻ, mừng cho họ. Khi người khác gặp phải những buồn phiền thì nên cảm thông, đồng cảm với họ, giúp đỡ họ. Tâm thế này luôn có ích cho bản thân. Nếu một người luôn đố kỵ với thành công của người khác, vui vẻ trên sự thất bại của họ thì dù không gây tổn hại đến ai, mà khiến cho đạo đức của bản thân trở nên bại hoại.

Bắt tay là một phần quan trọng của giao tiếp và cũng là một nghi thức ngắn trong đó hai người nắm lấy bàn tay của nhau, cách thức bắt tay chặt hay lỏng, thời gian bắt tay dài hay ngắn cũng thể hiện được thái độ và cách cư xử khác nhau của từng đối tượng.
Biết chia sẻ và cảm thông với người khác tạo nên nhân cách cao quý cho bản thân. (Ảnh: Pexels)

Khang Hy là một vị hoàng đế vĩ đại, 8 tuổi lên ngôi, tại vị 62 năm, xây dựng được rất nhiều thành tựu to lớn. Những lời trong gia huấn chính là bài học tổng kết từ cuộc đời của chính ông. Cũng là lời nhắc nhở đối với vị hoàng đế tương lai của quốc gia.

Ý nghĩa của lời gia huấn của Khang Hy

Là vua của một nước, nắm trong tay giang sơn, cả thiên hạ đều là của mình. Vua Khang Hy mong ước người dân trong thiên hạ đều ấm no, hạnh phúc. Bởi vì dân mạnh hay yếu quyết định sự mạnh yếu của đất nước. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Vậy thì khi dân có việc vui, đương nhiên người làm vua cũng nên vui vẻ. Khi dân gặp phải tai họa, khổ cực, đương nhiên vua cũng sẽ lo buồn, cảm thông, cố gắng tìm cách giúp người dân vượt qua khó khăn. Có vậy lòng dân mới ổn định, đất nước mới yên bình được. Việc này chẳng phải là có ích nhất đối với hoàng đế hay sao?

Ngược lại, nếu vua lại luôn ghen ghét khi dân có việc vui, vui sướng với những mất mát của họ, thì sớm muộn dân cũng sẽ khởi nghĩa. Đây không chỉ là yếu kém về đức hạnh của quân vương mà còn làm đất nước hỗn loạn, quả thật rất đáng sợ. Bởi thế, nếu có vị vua luôn có thể vui với niềm vui của dân, buồn với nỗi khổ của họ thì lẽ nào trời cao lại không bảo vệ vị vua tốt như vậy chứ?

Giá trị lời gia huấn đối với quan lại

Gia huấn này là lời dạy cho các hoàng tử, mà có ý nghĩa với các đại thần trong triều. Trước khi trở thành vua thì hoàng tử và đại thần đều có sứ mệnh an dân phò quốc. Giữa các quan lại dễ có tranh chấp, ghen ghét, thậm chí là xung đột với nhau. Nhưng nếu hành động theo gia huấn, thì sẽ xóa bỏ được lòng đố kỵ. Người có cũng như ta có, người mất thì như ta mất. Đối xử chân thành với mọi người ắt sẽ có nhiều bạn bè, dần dần tâm đố kỵ cũng sẽ mất đi. Điều này mang lợi ích rất lớn cho việc tu tâm dưỡng tính. Hơn nữa sẽ tạo nên một triều đại gắn kết sẻ chia, hiểm họa ngoại bang sẽ không còn.

Đoàn kết tạo nên sức mạnh tập thể
Qua lại cùng nhau chung sức phò trợ vua thì quốc thái dân an. (Ảnh: Pexels)

Khi ta xem điểm mạnh của người khác là thế mạnh của mình, những gì chúng ta thể hiện ra đều là khen ngợi ưu điểm của người khác. Làm được vậy, người khác sẽ cảm thấy người này vô cùng rộng lượng, có thể đảm đương trọng trách. Đây chẳng phải là để xây dựng nên một triều đình chính trực ngay thẳng, yêu người như chính mình sao? Vì nước vì dân, đây là phụng sự của bậc thiên tử. Những người thực hành theo gia huấn nhất định sẽ nhận được sự che chở của trời cao.

Giá trị lời gia huấn đối với dân chúng

Đối với một thường dân, gia huấn này là giáo lý đối nhân xử thế, là liều thuốc cứu thế an dân. Tục ngữ có câu “Thêm một người bạn thêm một con đường, hay thêm bạn bớt thù.” Bạn bè từ đâu đến, kẻ thù từ đâu ra? Đa phần nó xuất phát từ lòng phân biệt của chúng ta với họ quá mạnh mẽ. Ta cố chấp, đặt nặng cái tôi, khiến bạn thì ít mà thù thì nhiều. Nếu có thể bỏ đi thành kiến, bỏ đi cái tôi, vui với niềm vui của người khác; xem chuyện của họ như chuyện của mình; như vậy thì trong lòng ắt có thần linh phù trợ.

“Thiên đạo vô thân, thường vu thiện nhân” (Lẽ trời thường bảo vệ người tốt). Quy luật của lẽ trời là công bằng không phân biệt, khiến cho người tốt được báo đáp. Khi chúng ta phù hợp với quy luật này, bao dung người khác, sẽ được thần linh phù hộ. Đạo gia giảng rằng: “Thiên nhân hợp nhất” (Ý Trời và lòng dân hòa hợp với nhau). Khi tâm chúng ta phù hợp với lẽ trời, luân lý làm người và đặc tính của vũ trụ, thì chúng ta được thọ ích. Khi chúng ta mở rộng lòng mình để đối đãi hết thảy, thì khoảng cách của chúng ta đến với đạo không còn xa nữa.

Giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh hơn mình, bạn sẽ trở thành người cao thượng. Trời cao sẽ phù trợ cho bạn.
Khi tấm lòng bạn rộng mở, ắt có Thần linh phù trợ bạn. (Ảnh: Pexels)

Nhân sinh cảm ngộ

Nguồn căn của người có đạo đức xuất phát từ tấm lòng rộng mở. Ý nghĩa của gia huấn này rất sâu xa, khiến người ta phải suy ngẫm. Dù đối với quan lại hay người thường dân thì gia huấn này cũng đã mở ra con đường “Thiên nhân hợp nhất” cho chúng ta. Khiến chúng ta biết đạo lý để có được sự bảo vệ của trời cao. Từ đó cũng giúp chúng ta nhìn thấy được tấm lòng rộng lớn của vua Khang Hy.