Sen đá Phật Bà là loại cây cảnh để bàn được nhiều người ưa chuộng. Với sức sống mãnh liệt loài cây này mang ý nghĩa về một tình yêu, tình bạn bền chặt và mang đến sự may mắn cho người sở hữu. Cùng tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây sen đá Phật Bà này nhé!

Đặc điểm cây sen đá Phật Bà

Cây sen đá Phật Bà thuộc họ bỏng (Crassualaceae), là loại cây mọng nước có lá mọc xung quanh trục của thân; đẹp giống như một bông hoa sen.


Có lẽ chính vì sen đá có nhiều lá giống như Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay nên loại sen đá này còn có tên là sen Phật Bà. Về cơ bản, các loại sen đá đều mang ý nghĩa cầu chúc cho một tình bạn, tình yêu bền chặt, bền lâu theo thời gian. Tuy nhiên, sen Phật Bà còn có thêm một ý nghĩa mang may mắn cho gia chủ.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây sen đá phật bà
Cây sen đá phật bà có nhiều màu sắc đa dạng (Ảnh: internet),

Về đặc tính, cây sen đá Phật Bà có thể sống tốt trong nhiều môi trường, chịu hạn và khô cằn tốt. Cây ưa sáng, không thể chịu ngập úng cho nên đất và chậu phải thoát nước tốt.

Cách trồng cây sen đá Phật Bà

Giống với sen đá nâu hay sen đá kim cương, cây sen đá Phật Bà có thể được nhân giống với nhiều phương pháp như giâm lá hoặc gieo hạt. Trong đó, cắt lá vẫn là phương pháp tối ưu vì cây sẽ lớn nhanh, sống khỏe.

Chuẩn bị đất trồng cây sen đá Phật Bà

  • Tuy không phải là loài cây kén đất nhưng đối với cây con nên trộn đất với một ít phân chuồng để tăng chất dinh dưỡng và giúp cây bén rễ.
  • Bên cạnh đó, loại cây không chịu được ngập úng, thì cần chọn chậu có lỗ để thoát nước, phía dưới đáy lót ít sỏi nhỏ. Có thể trộn đất với tro và xơ dừa để tăng độ tơi xốp và thoát nước tốt hơn.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây sen đá phật bà
Nên chọn chậu có lỗ để thoát nước, tránh bị ngập úng (ảnh: internet).

Giâm lá cây sen Phật Bà

  • Chọn lá không quá già từ cây mẹ, dùng dao sắc cắt sát gốc rồi để nơi khô thoáng khoảng 2-3 ngày cho vết cắt khô.
  • Nhúng lá vào dung dịch kích thích ra rễ sau đó cắm 1/3 số lá vào chậu đất đã chuẩn bị sẵn, nén đất hơi chặt rồi tưới nước lần lên lần đầu.
  • Để cây ở nơi thoáng gió và đủ ánh sáng, che chắn cẩn thận khi nắng gắt. Khi bề mặt chậu khô, tưới một chút nước để duy trì độ ẩm, sau tầm 10 ngày lá sẽ bén rễ và phát triển như cây mới.

Video hướng dẫn cách chăm sóc chuẩn nhà vườn | The Sultan Of The Stepover.

Chăm sóc cây sen đá Phật Bà

Nhờ có sức sống tốt, thích hợp với nhiều môi trường nên cách chăm sóc cây sen đá Phật Bà cũng không quá khó. Chỉ cần lưu ý một chút trong khâu tưới nước và ánh sáng là được.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây sen đá phật bà
Lá sen đá có đầu nhọn, đỉnh đầu màu đỏ tía, mép lá có lông tơ.
  • Tưới nước: cây không chịu được úng thì chỉ nên tưới 2-3 lần/ tuần. Nếu cây được giữ trong nhà thường xuyên, thậm chí có thể chỉ cần tưới một lần một tuần. Tốt nhất cần chú ý quan sát; khi đất khô mới tưới nước; chỉ tưới vừa đủ ẩm cho đất, không nên tưới nhiều.
  • Ánh sáng: là yếu tố quan trọng, không chỉ giúp cây phát triển tốt mà ánh sáng thích hợp còn khiến cây có màu sắc đa dạng, bắt mắt.
    Nên đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng gián tiếp; nếu đặt cây ở nơi bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào thì cần có biện pháp che chắn khi nắng quá gắt. Bên cạnh đó; nếu thường xuyên đặt cây trong nhà thì nên đưa cây ra nắng 2 lần/tuần.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây sen đá phật bà
Mang cây ra nắng 2 lần/ tuần; mỗi lần 2 tiếng để cât xanh tươi hơn (ảnh: internet).
  • Dinh dưỡng: không cần bón phân quá nhiều cho loại cây này. Cứ sau 3-4 tháng có thể bón thêm ít phân bón qua lá. Thay vào đó, hãy thay đất trong chậu mỗi năm một lần để làm mới môi trường sống.
  • Nhiệt độ: loại cây này phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 18 – 32 độ C; nhìn chung khá phù hợp với điều kiện thời tiết Việt Nam, cũng không nên quá lo lắng.
  • Phòng trừ sâu bệnh: đôi khi sen đá có thể gặp phải các vấn đề về đốm lá, rệp sáp. Mỗi lần như vậy có thể mua thuốc và xịt là có thể xử lý được ngay, rất đơn giản. Nếu lá úa vàng, hư hỏng cần cắt bỏ để tránh ảnh hưởng đến các lá khác.

Ý nghĩa của sen đá Phật Bà

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây sen đá phật bà
Sen đá phật bà có thể trang trí ở nhiều nơi và làm quà tặng ý nghĩa (ảnh: pinterest).

Cây sen đá càng ngày được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi ý nghĩa của nó tượng trưng cho một tình bạn cao quý; một tình yêu bền chặt theo thời gian. Nhưng đặc biệt với sen đá Phật Bà; nó còn mang lại may mắn như Phật Bà Quan Âm luôn ở bên phù hộ độ trì cho gia chủ. Hoa sen Phật Bà là loại cây cảnh mini tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc.

Với ý nghĩa sen đá Phật Bà trên, hoa sen được nhiều người chọn làm quà tặng; trang trí bàn làm việc; góc học tập; trang trí quán cafe; khách sạn; nhà hàng …

Lợi ích của sen Phật Bà

  • Không chỉ đẹp và ý nghĩa; những lợi ích mà sen đá mang lại sẽ khiến nhiều bất ngờ; thích hợp dùng làm cây cảnh mini để bàn.
  • Loại cây giúp hút bức xạ máy tính tốt: đặt một chậu sen trên bàn làm việc; vừa làm đẹp cảnh quan; vừa giúp hút các tia điện tử độc hại từ các thiết bị như điện thoại; máy tính; máy bộ đàm… Bảo vệ làn da và hệ thần kinh.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây sen đá phật bà
Nếu được chăm sóc hợp lý sen đá Phật Bà còn có thể ra hoa trông rất đẹp.
  • Cải thiện trí nhớ: vào năm 2010 một nghiên cứu của Đại học Harvard đã chứng minh rằng màu xanh của lá cây để bàn giúp giảm căng thẳng, tăng trí nhớ cũng như trí não minh mẫn lên 20%. và tăng hiệu suất làm việc lên đến 15%.

Nhân giống sen đá Phật Bà có khó không?

Tạo những cây sen đá non bằng hoa đá chưa bao giờ dễ dàng hơn thế; có thể thực hiện theo những cách sau:

• Nhân giống sen đá từ lá: chọn những lá già và còn nguyên vẹn; cắm thẳng vào đất hoặc chỉ xếp ngang trên mặt đất. Dùng bình phun sương để giữ ẩm cho đất và nhớ kiểm tra độ ẩm của đất thường xuyên. Một thời gian sau lá sẽ mọc trễ và có cây con.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây sen đá phật bà
Khi giâm lá nên chọn nhưng lá khỏe mạnh, sinh trưởng tốt (ảnh: pinterest).

• Tách cây sen đá con ra khỏi cây mẹ, sau khi tách cây con cần phơi ở nơi khô ráo từ 1-2 ngày để thân cây tiếp xúc với thân cây mẹ hút bớt nước.

Giá sen đá Phật Bà trên thị trường

  • Loại nhỏ: 30.000 đồng có kính thước từ 5 – 7 cm.
  • Loại to: 70.000 đồng có kính thước từ 8 – 10 cm.
  • Loại to hơn nữa: 110.000 đồng có kính thước 12 – 13 cm.

Xem thêm:

Từ Khóa: