Đàn ông thông minh áp dụng triệt để phương châm “đặt vợ lên đầu”. Chỉ có đàn ông dại dột mới đánh đổi hôn nhân vuông tròn lấy niềm vui phút giây bên bàn nhậu.
Từ xưa đến nay, chuyện đàn ông đi nhậu, coi bạn bè là “anh em”, sẵn sàng hy sinh tất cả vì đồng đội đã không còn quá xa lạ. Người ngoài gặp họ, nói họ là những người nhiệt tình, là “hào sảng”. Nhưng, cái gì cũng có giá của nó.
Con người, ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày trong tuần; các anh hết lòng vì đồng đội, sẵn sàng có mặt mọi lúc mọi nơi; vậy thì lấy đâu ra thời gian cho vợ con? Khi bạn bè rủ đi nhậu mà anh bận vì ở nhà giúp vợ thì bị chế giễu “đàn ông sợ vợ”. Nhưng thực sự sợ vợ như vậy có đúng là không đáng mặt đàn ông không?
Xem nhanh
Từ khi nào tôn trọng vợ lại bị coi là sợ vợ, không đáng mặt đàn ông?
Cứ trăm lần như một, hễ bạn bè rủ đi nhậu mà Hoàng báo bận vì ở nhà chăm con cho vợ thì y như rằng anh mang về một… rổ gạch, đá từ các anh em bạn nhậu. Người ta mỉa mai Hoàng sợ vợ, bám váy vợ. Mấy anh còn chế giễu rằng vợ Hoàng phải may mắn lắm mới lấy được anh; chăm lo cho vợ con hết phần người khác.
Nhưng bù lại, Hoàng không quan tâm chút nào. Hoàng vẫn nói với mọi người rằng việc ai nấy làm. Vui vẻ chỉ có ý nghĩa khi mọi người cảm thấy thoải mái, thư giãn. Và một khi niềm vui ấy được đánh đổi bằng sự ấm áp hay vất vả của người vợ; sự chờ đợi chơ vơ của con cái thì quả thật không đáng.
Hoàng tâm niệm, sau khi kết hôn, vợ chồng nhất định phải tôn trọng nhau. Để vợ chăm lo cho gia đình còn anh thì tụ tập với bạn bè; điều này đơn giản, anh cũng có thể làm được. Nhưng khi việc nhà đã tươm tất và tâm lý thoải mái, gặp gỡ bạn bè lúc đó không gây áp lực cho ai mới là niềm vui thực sự.
Hơn nữa là phụ nữ hay đàn ông đều gánh vác trách nhiệm như nhau; thậm chí thiên chức làm mẹ, làm vợ còn nặng nề hơn đàn ông rất nhiều. Mang cái mác “sợ vợ”, “không đáng mặt đàn ông” mà mỉa mai anh là một sai lầm. Dù có mang tiếng sợ vợ không đáng mặt đàn ông; nhưng gia đình hạnh phúc thì cũng không thành vấn đề.
Với đàn ông, bạn hay vợ đều là bạn đồng hành, nhưng vợ mới là người cùng đi đến cuối
Vì bạn bè mà khiến vợ phải khóc thì liệu có nên chăng?
“Chồng tôi là người hiền lành, chăm chỉ nhưng lại coi trọng bạn quá mức. Từ ngày giỗ của ông nội đến người thân, đến việc con bạn bị đau, anh đều lo từ đầu đến cuối. Bạn ới một cái là xoắn xuýt đi ngay.
Nhà của hai vợ chồng luôn là điểm hẹn của nhóm bạn chồng tôi; bất kể vui buồn hay mừng sinh nhật cũng hội ngộ; và tôi luôn là người chịu trận cho những lần tụ tập đó. Nhẹ nhàng thì vài chai bia và đĩa mực, rình rang thì mâm bát.
Lúc mới lấy nhau thì cũng thấy vui, nhưng sinh con rồi thì nhóm bạn chồng vẫn vậy. Tôi thức trắng đêm để chăm con, vừa được nghỉ ngơi một chút thì chồng đã gọi điện chuẩn bị cho “đám bạn” đến; lại chuẩn bị đồ nhậu dọn bát đĩa. Họ đến lần đầu cho con tôi ít tiền, lần sau không cho nữa; nhưng hai vợ chồng không có gì dư dả, tiền bỉm sữa cho con cũng không đủ lại phải mua đồ chiêu đãi bạn bè.
Mấy lần tôi nói ra, chồng tôi cứ bảo: anh em quý mình mới đến. Sáng nay anh cũng bảo sẽ có anh em đến nhưng tôi chán nản mệt mỏi, con lại quấy nên không nấu nướng gì. Anh ta cùng mấy người bạn về, thấy vậy không nói không rằng đã tát tôi một cái nên tôi bế cháu bé ra đây ngồi, không muốn về nhà nữa ”.
Đàn ông thông mình là người luôn coi trọng gia đình
Tôi biết rất nhiều người, đặc biệt là con trai, những người khó có thể nói lời từ chối với bạn thân của mình. Chỉ có điều, một người đàn ông phải trải qua biến cố rồi mới nhận ra điều này: ai cũng cần có bạn, nhất là đàn ông luôn cần có bạn trong cuộc sống và sự nghiệp; nhưng đó là khi anh ấy khỏe mạnh và vui vẻ, mọi thứ vẫn diễn ra tốt đẹp.
Khi có biến cố, bạn bè chỉ đến lúc đầu, sau đó người chăm sóc nấu cháo cho anh; người ở bên anh cuối cùng chỉ có thể là người vợ. Đứa trẻ sinh ra từ máu thịt của mình; nhưng anh lại xếp chúng cuối cùng trong danh sách ưu tiên. Điều này chẳng đáng trách lắm sao?
Người tử tế sẽ không tùy tiện gọi nhờ anh giúp đỡ; không lợi dụng thời gian của anh, đặc biệt là không bao giờ làm phiền người thân của anh. Nếu suy nghĩ sâu hơn một chút thì người tử tế, chu đáo liệu có thể thản nhiên mà đến nhà người khác tụ tập, ăn nhậu khi người ta đang có con nhỏ hay không?
Có một câu nói: “Hãy cho tôi gặp bạn bè của bạn, tôi sẽ biết bạn là người như thế nào!”. Câu nói ấy có lẽ là không sai. Những người mỉa mai người khác sợ vợ; họ hẳn cũng chỉ là những người không biết coi trọng và chăm sóc vợ con.
Đàn ông thông minh không đánh đổi vợ con lấy niềm vui phút chốc trên bàn nhậu
Thực tế chúng thấy rõ ràng rằng, bạn bè dù thân đến đâu cũng chỉ là những người đồng hành cùng ta trong một quãng đường ngắn. Và vợ mới là người sẽ cùng ta đi đến cuối cuộc đời.
Sự vắng mặt trong những cuộc vui với bạn bè đâu thể nào khiến ta và bạn xa nhau; nhưng nếu chúng ta cứ thường xuyên thờ ơ, coi thường vợ; thì điều mà ta đánh mất đôi khi lại chính là hạnh phúc cả một đời.
Một người đàn ông thông minh không bao giờ sợ người đời nói rằng anh ta sợ vợ. Ngay cả những người đàn ông thông thái cũng áp dụng triệt để phương châm “đặt vợ lên đầu”.
Dường như là chỉ những ai dại dột mới dám tận hưởng chút niềm vui ngắn ngủi bên bàn nhậu, và sẵn sàng làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình dài lâu. Sự đánh đổi này quá lớn! Liệu chăng có nên suy xét lại?
Đàn ông thông minh sẽ biết cách để không đẩy mọi chuyện đi quá xa; bởi họ hiểu rằng phụ nữ khi đã tổn thương thì buông tay cũng là một sự lựa chọn…
Xem thêm: