Ông lão đứng trên hòn đá nhô lên giữa suối và tung thức ăn cho đàn cá tự nhiên hàng vạn con đang quần tụ phía dưới.
- Video: Chim mẹ lấy thức ăn trên bàn ở quán ăn mớm cho con
- Video: Những chú sóc vây quanh chàng trai thân thiện
- Video: Ba chú cún nghịch ngợm cùng chơi đu dây
Xem nhanh
Bình luận của cộng đồng mạng sau khi xem video
– Chúc ông thật mạnh khỏe, quá tuyệt vời.
– Đẹp quá, chúc ông sức khỏe dồi dào.
– Cảm ơn việc làm của ông, mong ông khỏe mạnh, bình an.
– Ôi biết là sai rồi, biết là rất thích và trân quý việc làm đầy ý nghĩa của họ, cũng là cách phóng sanh nhưng có hiệu lực nhất. Ngày mới đang hiện hữu, gởi lời chúc sức khỏe và mọi sự bình yên đến với mọi người.
– Cầu mong cho người nuôi cá suối luôn luôn mạnh khỏe và bình an.
– Yêu quý thiên nhiên trên cả tuyệt vời!. Cảnh này gặp ở ta thì nhất định … cái bao thức ăn kia phải to hơn gấp 10 lần.
– Ô đẹp quá vui quá tuyệt vời.
– Ở đâu mà nhiều cá nhỉ?
Video: Ông lão và đàn cá tự nhiên hàng vạn con
Xem thêm: Nuôi cá suối không phải là sự lạ
Nghe người dân trong bản truyền tai nhau về việc một làng có người nuôi cá suối. Đến thật là khó tin. Khe, suối là dòng nước tự nhiên từ trên núi chảy xuống, các loại tôm cá trong các khe suối cũng do ông Trời sinh ra. Ai lại làm điều kỳ lạ là nuôi chúng ngay trong dòng nước của chúng.
Đúng vậy, người ta cũng thường nuôi cá sông suối bằng lồng bè, nhưng nuôi mà không dùng bất cứ phương tiện nào, không cho thức ăn thì thật là… ngớ ngẩn. Cá mát, cá sú hay cá ghé, cá lăng, cá lệch, chúng thích lội ngược dòng bơi về phía trước, rồi bơi xuôi ai mà giữ được. Thế thì người nuôi có thể thất bại một trăm phần trăm.
Nuôi cá suối thực ra là như thế nào?
Tìm hiểu thì mới biết là nói vậy nhưng không phải vậy. Thực ra ở làng đó, họ nuôi cá suối bằng cách che chắn, không cho người dân đánh bắt. Chắc hẳn nhiều người cũng nghĩ điều này thật vô lý, chim trời – cá nước là do Trời sinh ai lại đi cấm.
Tuy nhiên, nghe giải thích thì ai cũng hiểu: Lâu nay, tình trạng đánh bắt, khai thác thủy sản rất bừa bãi, dẫn đến nguồn cá khe, suối bị suy giảm nghiêm trọng. Trước đây, người dân miền núi chỉ dùng chài, lưới hoặc vó để đánh bắt tôm cá, nhưng thời gian gần đây, đã có nhiều trường hợp sử dụng kích điện, hóa chất. Đây là kiểu khai thác tận diệt hoàn toàn nguồn lợi thủy sản, khiến cá không thể phát triển, nhiều đặc sản ở miền Tây đang có nguy cơ biến mất. Vì vậy, bảo vệ là đúng!
Để bảo vệ cá, bản đó cũng có quy định cụ thể về các loại phương tiện được phép đánh bắt ở các khe, suối, khi nào thì giăng lưới, quăng chài. Bản cũng cấm người dân ngoài thôn bản và ngoài xã đánh bắt cá trên con suối đã được bảo vệ. Trên các khe, suối, người dân cắm biển cấm đánh bắt và cử các hộ dân thay nhau trông coi.
Thế đấy! Nuôi cá suối là vậy. Không kỳ cục, không ngớ ngẩn. Việc làm hữu ích này cần được nhân rộng ra nhiều thôn, bản khác nữa.
Theo Báo Nghệ An.