Con cua đang nỗ lực tìm đường tẩu thoát khỏi bàn nhậu nào ngờ lạc lối lại rơi vào đúng nồi lẩu.
Đoạn video ghi lại cảnh con cua ‘tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa’ khi tẩu thoát. Theo đó, con cua đang nỗ lực tìm đường tẩu thoát khỏi bàn nhậu nào ngờ lạc lối nó lại rơi vào đúng nồi lẩu khác.
Video ghi lại cảnh con cua ‘tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa’ khi tẩu thoát:
Nguồn video: VnExpress
Bình luận của độc giả về cảnh con cua ‘tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa’ khi tẩu thoát
– Đằng nào chẳng vào nồi, làm một vòng xem em họ ăn với những thứ đi cùng có xứng đáng tấm thân này không.
– Đi tắm suối nóng thôi có gì đâu.
– Đúng như trend bây giờ luôn…thời tới…cản…không kịp…
– Vẫn biết là phải ăn uống để sống nhưng các bạn hãy ăn đồ đã sơ chế cho nó bớt đi vẻ tàn độc.
– Đúng là “số” đã định, có tránh cũng không được.
– Khổ thân con cua quá !
Khám phá: Cơ quan cảm giác của loài cua
Cơ quan cảm giác của cua rất phát triển. Các cơ quan xúc giác và vị giác ở dạng sợi cảm giác tập trung ở râu và phần phụ. Những sợi này tiếp xúc với các tế bào thần kinh nằm dưới biểu mô. Cơ quan cân bằng là một nang, có hình dạng như một vết lõm nằm ở gốc râu I, có nhiều sợi cảm giác, chứa nhiều hạt cát nhỏ được lấy từ bên ngoài vào trong mỗi lần lột xác. Cua có cơ quan phát và nhận âm thanh ở khớp chân.
Cơ quan thị giác của cua là mắt kép. Mỗi mắt ghép có cấu trúc như sau:
- Lớp ngoài cùng là màng giác mạc trong suốt do tế bào giác mạc tiết ra.
- Bên dưới màng giác mạc là thể thủy tinh thuôn nhọn, được bao quanh bởi các tế bào sắc tố.
- Bên trong là chùm tế bào lưới nhạy cảm, xếp thành hình hoa thị dọc theo trục dọc, bao quanh một cột dài hình que do tế bào lưới tiết ra.
- Đầu của tế bào lưới tiếp xúc với dây thần kinh.
Tất cả các dây thần kinh này kết hợp lại tạo thành dây thần kinh thị giác và đi đến hạch thần kinh thị giác, dọc theo chiều dài của cuống mắt.