Video quay chậm cảnh chú cá búng mình lên khỏi mặt nước và ngoạm lấy những quả nhỏ trên cành cây đã để lại cho người xem nhiều ấn tượng.

Video ghi lại sự việc

Nguồn video: Youtube.

Những chú cá có biết đau như động vật có vú hay không?

Một số ý kiến nhìn nhận rằng cá có hệ thần kinh đơn giản hơn động vật trên cạn; nên chúng không biết đau. Tuy vậy, trong một công bố trên tạp chí khoa học hoàng gia Anh; trưởng khoa trưởng khoa sinh học Đại học Liverpool – Bà Lynne Sneddon đã khẳng định rằng; cá biết đau và chúng cũng trải qua những nỗi đau với mức độ giống như các loài động vật có vú.

Nữ trưởng khoa đã tiến hành các cuộc nghiên cứu cũng như đánh giá loạt nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về cảm giác của cá; và đã chỉ ra sự lầm tưởng của con người về cơn đau của chúng.

Quan điểm của người nghĩ cá không biết đau thật ra là không đúng

Những người có quan điểm “cá không biết đau” nói rằng cá có não nhỏ, phẳng và không có nếp nhăn như các động vật có vú hay con người nên chúng không thể hình thành cảm giác đau. Tuy nhiên, trong 98 nghiên cứu về nỗi đau của động vật các nhà khoa học đã kết luận được rằng cá có các gen cơ bản, có phản ứng sinh lý học; hành vi của cá đều giống các loài động vật khác khi trải qua một cơn đau.

Cá cũng có thể sản xuất “thuốc giảm đau” bẩm sinh của cơ thể tương tự như động vật có vú (ảnh: internet).

Ở cấp độ giải phẫu, các nhà khoa học tìm thấy được các tế bào thần kinh nociceptor; đảm nhiệm vai trò phát hiện các nguy hiểm như hóa chất ăn da, áp suất cao, nhiệt độ cao.

Nhiều người nghĩ cá không biết đau là do cá không thể phản ứng mạnh như các loài khác. Những con chó sẽ tru, lợn sẽ kêu, bò sẽ rống…khi bị đau, nhưng cá thì không phát ra âm thanh, hoặc có nhưng con người không thể nghe thấy.

Bà Lynne Sneddon chia sẻ, để sinh tồn thì cảm giác đau đóng một vai trò quan trọng. Động vật khi bị đau sẽ có xu hướng “ghi nhớ” nguồn gốc gây ra cơn đau; đồng thời hình thành hành vi tránh khỏi nơi đó.

Đã đến lúc cần thay đổi suy nghĩ và cách đối xử với những chú cá

Vì con người chưa biết được cách để giao tiếp với động vật; nên các nhà khoa học phải dựa vào các dấu hiệu về sự thay đổi hành vi để nghiên cứu nỗi đau của chúng. Bà Sneddon đã nhận thấy rằng cá hồi có biểu hiện bỏ ăn, chuyển động mang nhanh và mạnh hơn khi chúng tiếp xúc gần với chủ thể gây ra sự đau đớn của chúng trong một thí nghiệm của mình. Các con cá có xu hướng hoạt động bình thưởng trở lại sau khi cho chúng sử dụng morphin.

Các nhà khoa học cũng hy vọng nhiều người sẽ thay đổi suy nghĩ và hành vi đối xử với cá sau khi công bố kết quả này. Nhà khoa học Lynne Sneddon đã nói rằng, chúng ta có xu hướng tỏ ra thương cảm trước cơn đau của các loài khác hơn so với cá; nhưng thực tế thì cá cũng dễ chịu tổn thương; chúng cũng có cảm giác đau đớn tương tự như các con vật khác.