Chú chim kền kền quên cách bay khi được thả về với thiên nhiên. Chim said: ‘Ai đó cứu tôi, cứu tôi, làm thế nào để bay được ấy nhỉ?’.

Đoạn video ghi lại cảnh tượng hài hước đó là chú chim quên cách bay khi được thả về với thiên nhiên. Có thể do bị nhốt trong lồng quá lâu nên con chim này khá lúng túng khi được thả tự do.
Video ghi lại cảnh chim kền kền quên cách bay khi được thả:

Nguồn video: VnExpress

Bình luận của độc giả về cảnh kền kền quên cách bay khi được thả

– Nhớ là chỉ cần dang rộng hai cánh là tổ lái luôn mà, sao nó vẫn đứng đây nhỉ.
– Nhìn thằng nhỏ ngơ ngác mắc cười thiệt.
– Ai đó làm mẫu xem bay kiểu gì hộ tôi với; tôi cứ tưởng dang cánh ra là gió nó thổi cho bay.
– Đập cánh nào trước mới bay lên được ta.
– Thôi cho tui đi máy bay luôn đi, giam cầm tui lâu lắc rồi thả tui làm gì nữa.
– Đây là hội chứng mất tự do lâu ngày, khi được trả lại cũng không biết phải làm sao.
– Ngơ ngác kiểu lần đầu mình làm chuyện đó!

Khám phá: Chim kền kền bay mà không cần vỗ cánh?

Kền kền có sải cánh lớn nhất thế giới – nó có thể bay hơn 160 km trên không mà không cần phải vỗ cánh.

Một nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ khả năng bay thực sự ấn tượng của kền kền khoang cổ (còn được gọi là “Thần điêu Andean”); vì chúng có thể bay trên không trong nhiều giờ liền mà không cần vỗ cánh.

Kền kền khoang cổ có sải cánh lên tới 3 mét và nặng tới 15kg; khiến chúng trở thành loài chim bay nặng nhất thế giới.

Một nhóm các nhà khoa học đã gắn các thiết bị ghi âm mà họ gọi là “nhật ký hàng ngày” vào tám con kền kền khoang cổ ở Patagonia; họ muốn ghi lại tổng số nhịp đập cánh của chúng trong hơn 250 giờ bay.

Video: Chim kền kền quên cách bay khi được thả
Ảnh: Tienphong.vn

Điều đáng kinh ngạc là những con chim này chỉ dành 1% thời gian bay để vỗ cánh và chủ yếu là khi cất cánh. Một con chim đã bay hơn 5 tiếng đồng hồ; bay hơn 100 dặm (160km) mà thậm chí không hề vỗ cánh.

Giáo sư Emily Shepard – đồng tác giả nghiên cứu và cũng là nhà sinh vật học tại Đại học Swansea ở xứ Wales; cho biết: “Kền kền khoang cổ luôn được so sánh với các phi công chuyên nghiệp; nhưng chúng tôi vẫn không thể tin được chúng lại gây ấn tượng đến vậy”.

David Lentink – một nhà nghiên cứu không phải là nhà điểu học tại Đại học Stanford. Ông không tham gia nghiên cứu, cho biết về cơ bản; kền kền khoang cổ hầu như không bao giờ vỗ cánh mà chỉ sử dụng đôi cánh để bay lượn trên không.