Chim bồ câu tính quá giang một đoạn nhưng nào ngờ sức gió mạnh làm nó muốn lười cũng không được.

Theo nội dung đoạn video được chia sẻ thấy, chú chim bồ câu tính quá giang máy bay một đoạn; nhưng nào ngờ sức gió mạnh quá làm nó đứng không vững. Lúc này nó muốn lười cũng không được nữa. Bay bằng sức của mình thôi!
Video ghi lại khoảnh khắc chim bồ câu đứng hiên ngang trên cánh máy bay:

Nguồn video: MUC Women.

Bình luận của độc giả về khoảnh khắc chim bồ câu đứng hiên ngang trên cánh máy bay

– Loài người vẫn luôn ước mơ được bay lượn trên bầu trời như chim! Con chim lại mơ ước được ngồi trên máy bay đi đây đi đó cho đỡ mỏi đôi cánh!
– Mình thấy bình thường cho tới khi trượt chân.
– Nó quên mua vé nên đi lậu.
– Cho em quá giang cái để biết cảm giác được đi máy bay đó mà!
– Chim sắt hắt hủi chim trời.
– Chim said: ủa sao mình đang đứng tự nhiên rớt xuống đất lại rồi nhỉ?
– Muốn trải nghiệm đi máy bay một lần trong đời, mua vé nhé !!!……không được quá giang như thế, nguy hiểm lắm bé ạ.
– Rất nguy hiểm, nếu tổ lái và an ninh sân bay biết có con chim đó; thì chuyến bay sẽ bị tạm dừng một thời gian nhất định.

Khám phá: Con chim nhỏ, mềm vậy sao gây ‘thương tích’ cho máy bay?

Trên thế giới đã từng xảy ra nhiều vụ tai nạn do máy bay va phải chim làm nhiều người thiệt mạng. Nhiều người thắc mắc tại sao một con chim nhỏ như vậy lại có thể ‘hạ gục’; hay gây ‘thương tích’ cho một chiếc máy bay lớn hơn, cứng cáp hơn?

Video: Chim bồ câu đứng hiên ngang trên cánh máy bay
Ảnh: Saostar.vn.

“Chúng ta đi xe máy với tốc độ 40 – 50 km/h mà va phải hạt mưa, vướng dây thả diều, dây điện trên đường cũng thấy đau nhói. Nói vậy cho dễ hình dung là tại sao máy bay đang bay tốc độ cao va phải con chim nhỏ nhẹ nhàng hơn thì cũng bị hư và xảy ra tai nạn” – ông Phan Xuân Đức, cơ trưởng chiếc Boeing 787, nêu ví dụ so sánh.

Con chim càng lớn thì tác động càng nặng, do tốc độ của máy bay lớn hơn nhiều so với tốc độ của con chim; nên khi va chạm, sự chênh lệch tốc độ này gây ra lực tác động rất mạnh.

“Lực va chạm giữa hai vật ở trạng thái chuyển động mạnh hơn nhiều lần so với ở trạng thái tĩnh. Khi va chạm trên mặt đất, ô tô nhỏ bị nặng hơn ô tô lớn vì vận tốc lớn nhất trên mặt đất chỉ là 120 km/h”.

Còn việc máy bay bay với tốc độ 900 – 1.000km/h, dù va chạm với chim mềm nhỏ hơn máy bay nhiều lần; nhưng hậu quả rất lớn vì va chạm ở tốc độ rất lớn. Giống như người ta tắm mưa thấy mưa to thì thích; nhưng đi xe máy gặp hạt mưa to thì khổ, anh Đức giải thích thêm.