Cây rau má hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo là một loài cây thuộc loại thân thảo của họ Hoa tán. Phân bố tại các đảo Thái Bình Dương, Auustralia, New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Được sử dụng rộng rãi trong dân gian và y học cổ truyền.

Rau má mọc ngoài vườn
Rau má mọc ngoài vườn

Đặc điểm của cây rau má

Thân rau má mảnh khảnh, là loại thân bò lan, màu xanh lục hay lục ánh đỏ, có rễ ở các mấu.

Lá của nó hình thận với đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn, các gân lá dạng lưới hình chân vịt. cuống lá dài khoảng 5–20 cm

 Bộ rễ bao gồm các thân rễ, mọc thẳng đứng. Rễ màu trắng kem và được che phủ bằng các lông tơ ở rễ.

Hoa rau má có màu trắng hoặc hồng nhạt, mọc thành tán nhỏ,gần mặt đất. Mỗi hoa được bao phủ một phần trong 2 lá bắc màu xanh. Hoa thuộc loại lưỡng tính có kích thước nhỏ hơn 3 mm, trên mỗi bông hoa có khoảng 5-6 tràng hoa. Hoa có 5 nhị và 2 vòi nhụy.

.Quả có hình mắt lưới dày đặc. Đây là điểm phân biệt nó với các loài trong chi Hydrocotyle. Bề mặt của quả trơn, sọc hoặc giống như mụn cơm và chín sau 3 tháng.

Thành phần của cây rau má

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng rau má có chứa các hợp chất như beta carotene, sterol, saponin, alkaloid, flavonol, saccharide, kali, kẽm, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, các loại vitamins B1, B2, B3, C, K… Các thành phần này sẽ phụ thuộc vào từng khu vực hoặc mùa thu hoạch.

Trong 100g chiết xuất rau có chứa 88,2g nước; 3,2g đạm; 1,8g tinh bột; 4,5g cellulose; 3,7mg vitamin C; 0,15mg vitamin B1; 2,29mg canxi; 2mg phốt pho; 3,1mg sắt; 1,3mg beta carotene…

Công dụng chính của rau má là gì

Rau má đã được sử dụng rộng rãi trong Đông y từ rất sớm nhờ những công dụng tuyệt vời. Ngày nay nó không chỉ rất phổ biến trong ẩm thực mà trong cả Đông và Tây y.

Rau má được sử dụng trong đời sống hàng ngày
Rau má được sử dụng trong đời sống hàng ngày

Theo Đông y

Rau má có vị đắng, tính hàn, đi vào 3 kinh chính là Can, Tùy và Thận. Công dụng lợi thấp, giải độc, tiêu viêm. Cao của nó dùng đề điều trị các vết thương bị nhiễm trùng, trị bỏng.

Theo Tây y

Rau má có tác dụng hổ trợ trong việc phân chia, phát triển các tế bào của da. Giúp hình thành các mô liên kết. Chiết xuất rau má dùng để điều chế một số loại kem dưỡng da, mỹ phẩm giúp xóa mờ nếp nhăn, tàn nhang, chân chim,…

Thành phần Asiaticoside có trong rau má giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lao, phong. Người mắc bệnh ngoài việc sử dụng thuốc đặc trị, còn có thể kết hợp uống nước rau má, tình trạng cơ thể sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Rau má có tác dụng giảm hàm lượng Cholesterol xấu trong máu. Đồng thời, nước ép rau má còn có tác dụng đào thải độc tố bên trong cơ thể. Bảo vệ gan và phòng chống những bệnh về gan.

Rau má giúp cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi, nâng cao thể chất của não bộ. Các thành phần có trong rau má còn giúp phòng chống bệnh ung thư, làm chậm quá trình di căn.

Các bài thuốc hay từ cây rau má

Chữa tiêu chảy, kiết ly, đau bụng:

Rửa sạch 30 – 40g rau (lấy toàn bộ cây), thêm ít muối. Giã lấy nước uống, hoặc nấu lấy nước để uống. Uống khoảng 3 lần sẽ thấy công hiệu.

Chữa đau bụng do kinh nguyệt, đau lưng 

Hái rau má lúc mới ra hoa, phơi khô, tán nhỏ. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng, mỗi lần uống 2 muỗng cà phê.

Chữa vàng da do thấp nhiệt 

Dùng 35g rau tươi, rửa sạch, sắc cùng 30g đường phen và 1 lít nước. Sắc lấy khoảng 2 bát nước.

Chữa tiểu, tiện ra máu 

Đây là triệu chứng của cơ thể bị nhiêt cần được giải nhiệt, giải độc. Lấy khoảng 35g rau tươi, rửa sạch và giã nát, vắt lấy nước cốt để uống mỗi ngày. Hoặc lấy một nắm rau tươi và một nắm ích mẫu thảo, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống.

Chữa táo bón

Dùng 35g rau tươi rửa sạch và giã nát. Lấy bã đắp lên rốn khoảng 1 – 2 giờ. Tình trạng táo bón sẽ được cải thiện.

Chữa áp xe giai đoạn đầu

Dùng một nắm rau và vỏ cau, cho vào ấm sắc nước. Để tăng vị khi uống,có thể cho vào đó một ít rượu sẽ thơm và dễ uống hơn.

Chữa lở loét vùng lưng

Rửa sạch rau tươi, giã nát, ép lấy nước cốt hòa với bột nếp thành dạng hồ rồi thoa lên vùng bị tổn thương.

Chữa mụn nhọt

Dùng 35g rau tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước để uống.Dùng bã đắp lên vùng bị mụn nhọt. Thực hiện đều đặn cả hai bước này mỗi ngày thì sau một tuần mụn nhọt sẽ tiêu giảm.

Chữa chấn thương phần mềm gây sưng nề

Giã nát 20 – 30g rau tươi, vắt lấy nước, hòa với một chút rượu uống.

Chữa viêm họng và viêm amiđan

Rửa sạch 60g rau tươi, giã nát, ép lấy nước, hòa với một chút nước ấm và uống. Dùng mỗi ngày cho đến khi tình trạng được cải thiện.

Chữa xuất huyết

Lấy 30 – 100g rau tươi sắc uống hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống.

Chữa giải ngộ độc thuốc hoặc thực phẩm

Dùng lá tươi giã nát cùng một ít đường phèn, vắt lấy nước cốt và uống 2 – 3 lần/ ngày.

Cảm nắng, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn

 Lấy 1 nắm rau tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm vài hạt muối và uống. Lấy bã đắp lên trán và thái dương.

Trẻ biếng ăn, còi cọc, đi ngoài phân sống

 Rửa sạch một nắm to rễ rau má, để ráo nước, tán bột cho vào cháo hoặc nấu chung với bột gạo.

Giải nhiệt, trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan lợi tiểu

Rửa sạch 30 – 100g rau tươi, giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc xay nhuyễn bằng máy rồi cho thêm đường vào uống.

Dùng cây rau má để trị sẹo

  • Trị sẹo lõm

Dùng rau tươi rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo.Lấy một nửa giã nát, ép lấy nước, cho thêm ít đường và uống. Nửa còn lại giã nát đắp lên mặt khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa bằng nước sạch.

  • Trị sẹo lồi

Rửa sạch rau tươi, giã nát, lọc lấy nước và hòa đều với mật ong. Bôi hỗn hợp này lên vùng da bị sẹo lồi, massage nhẹ nhàng, rửa sạch bằng nước ấm sau 30 phút. Cách này giúp hổ trợ làm mờ sẹo, dưỡng ẩm cho da, tái tạo da và giúp da trẻ trung hơn.

  • Trị sẹo thâm

Rửa sạch rau tươi, sau đó ngâm với nước muối, vớt ra để ráo, nghiền rau má thành dạng mịn. Vệ sinh vùng da bị sẹo thật sạch rồi lấy rau má đã nghiền đắp lên. Đắp mỗi ngày 2 lần và kiên trì thực hiện liên tục trong 4 tháng. Cách này sẽ giúp làm mờ các vết sẹo lâu năm.

Một số món ăn bổ dưỡng chế biến từ cây rau má

Ở Việt Nam, các bà nội trợ thường dùng rau má để chế biến thành những món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ loại rau này như rau má trộn thịt bò, gỏi rau má chả cá, rau má xào ngan…

Gỏi rau má trộn tôm, thịt bò

Đây là món ăn pha trộn giữa vị đắng, bùi bùi của rau má với vị ngọt của thịt bò, tôm, vị chua chua cay cay của nước trộn. Món ăn này thường được dùng làm món khai vị trong các buổi tiệc dân dã.

  • Nguyên liệu: Rau má, thịt bò búp, tôm tươi, đậu phụng rang giã nhỏ, dầu ăn, muối, gia vị, nước gỏi làm sẵn.
  • Cách làm: xào thịt bò và tôm, nêm,nếm gia vị sao cho vừa ăn. Để nguội và trộn đều với rau má, đậu phộng, nước gỏi. Và cùng thưởng thức món ăn tuyệt vời này.
Đặc sản gỏi rau má

Chân gà hấp rau má

  • Nguyên liệu: 4 chân gà, 10g rau má, hành hường, hành lá, muối tiêu, hạt nêm.
  • Cánh làm: Chân gà rửa sạch, ngâm nước muối 10-15p. Vớt ra ngâm với hạt nêm 5p cho ngấm gia vị. Xếp chân gà và hành lá vào nồi hấp cho chín. sau đó thêm rau má và hành hương thái nhỏ vào, tắt bếp, đậy kín vung. Cùng nhau thưởng thức nào.
Món chân gà hấp rau má
Món chân gà hấp rau má

Sinh tố rau má nước dừa

Nguyên liệu: 200g rau má tươi, 1 quả dừa cơm dày, 3 muỗng đường phèn, 1 ly nước lọc.

Cách làm: Chỉ cần xay rau má, ép lấy nước. sau đó, pha với nước dừa và đường phèn, để vào tủ lạnh và thưởng thức thôi.

Sinh tố rau má nước cốt dừa
Sinh tố rau má nước cốt dừa

7. Những trường hợp không nên sử dụng cây rau má

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
  • Người bị chứng tiểu đường
  • Những người hiếm muộn mong muốn thụ thai
  • Những người đang dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần