Cuộc đời muốn an yên cần xem nhẹ mọi chuyện hơn thua được mất; không nhớ cũng chẳng nghĩ, tâm không chứa oán hận. Chính là “cầm lên được, buông xuống được”.

Sống trên đời mỗi người là khác nhau; có người cả đời sung túc, có người cả đời khó khăn, mọi việc không như ý muốn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến những số phận khác nhau ấy?

Phật gia giảng rằng: “Hết thảy danh lợi tình đều là vật ngoài thân; khi sinh không mang theo đến, khi tử không mang theo đi”. Cho nên, con người chỉ khi có thể coi hết thảy đều là vật ngoại thân; như mây khói thoảng qua thì mới buông bỏ được cái tâm muốn chiếm hữu thật nhiều. Người có trí huệ thì hiểu được sống thuận theo tự nhiên, thực hành vô vi; còn người ngốc nghếch lại tự trói buộc mình vào những truy cầu.

Rốt cuộc thì, đời người sướng hay khổ, đắng cay hay ngọt bùi đều gói trọn trong 6 từ: “Cầm lên được, buông xuống được”.

Đời người sướng hay khổ là do “cầm lên được, buông xuống được”

Có thể cầm lên được là một loại dũng khí

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều phải gánh trên vai một số trách nhiệm; và không thể bỏ lỡ những cơ hội để đạt được thành công.

Khả năng nắm bắt cơ hội thể hiện một phần của lòng dũng cảm; là dũng khí dám làm dám chịu trách nhiệm; là sự kiên trì đảm nhận những trách nhiệm nặng nề. Cầm lên được là một loại dũng khí thể hiện phần trách nhiệm của bản thân. Đây cũng chính là sự ghi nhận và tôn trọng năng lực của bản thân mình.

Đời người sướng hay khổ là do "cầm lên được, buông xuống được"
Đời người sướng hay khổ, đắng cay hay ngọt bùi là do “cầm lên được, buông xuống được”.

Ngày nay, mỗi chúng ta ít nhiều đều gánh vác những trách nhiệm đối với gia đình, công việc và xã hội. Nếu bạn muốn duy trì một gia đình tốt đẹp hơn; bạn cần phải chuẩn bị để đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn những người khác. Để thành công trong công việc, bạn phải có khả năng chịu đựng và nỗ lực vượt qua khó khăn nhiều hơn người từng thất bại.

Có thể buông xuống được, chính là cảnh giới

Chúng ta học cách cầm lên để tìm kiếm cơ hội cho chính mình. Tuy nhiên, trên mỗi con đường này, chúng ta thường giữ chặt thành tích của mình đến mức không thể buông bỏ. Vì vậy, chúng ta sẽ khó đạt được kết quả mới. Do vậy mới nói, buông xuống được là một loại cảnh giới và cũng là một loại trí huệ của người có tu dưỡng.

Có rất nhiều người luôn than thở rằng, tại sao thời đại tiến bộ mà bản thân lại ngày càng buồn khổ. Lý do là bởi vì xã hội càng phát triển thì lại mang đến càng nhiều loại vật chất. Dù là tốt hay xấu, con người chúng ta cũng khó có thể buông bỏ nó xuống được.

Đời người sướng hay khổ hóa ra là do "cầm lên được buông xuống được”
Có thể buông xuống được là một loại cảnh giới và cũng là một loại trí huệ của người có tu dưỡng (ảnh chụp màn hình internet).

Vì quá tham lam vào vấn đề được và mất, thành công và thất bại, cho nên con người mới bị mắc kẹt trong vực thẳm của dục vọng mà không thể thoát ra được. Họ không làm chủ được bản thân nên khó thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực của chính mình. Vì vậy, chúng ta cần sử dụng trí tuệ của sự buông xả để đối mặt với chúng. Khi đó chúng ta mới có một nội tâm sáng suốt và biết được mình cần gì. Lúc đó, chúng ta mới thực sự biết mình muốn gì?

Rốt cuộc thì, đời người sướng hay khổ đều gói trọn trong 6 từ: “Cầm lên được, buông xuống được”. Đây là nguyên nhân dẫn đến những số phận khác nhau ở đời.