Có nên sử dụng cách rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ sơ sinh hay không? Hãy cùng chúng tôi làm rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ em sơ sinh thường có những mảng trắng bám trên bề mặt lưỡi khiến trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc và lười bú. Để có thể làm sạch các mảng bám tưa miệng này, cha mẹ thường tiến hành rơ lưỡi bằng nước mật ong.

Có nên dùng mật ong để tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh không?

Bệnh tưa lưỡi do một loại nấm có tên khoa học là candida albicans gây nên. Ở niêm mạc miệng, đặc biệt là phần mặt trên của lưỡi thấy xuất hiện các màng giả màu trắng. Các màng giả này phát triển nhanh và ăn sâu vào niêm mạc lưỡi và vòm họng, khó bong ra. Khi bong ra dễ gây chảy máu và hiện tượng đau rát cho trẻ. Trẻ nhỏ thường rất dễ bị tưa lưỡi do tiết ít nước bọt và niêm mạc miệng ở trong môi trường có độ pH thấp hoặc do bị nhiễm nấm từ đường sinh dục của mẹ khi sinh nở.

Tác hại của mật ong với trẻ sơ sinh; Lựa chọn gạc để rơ lưỡi; phòng các bệnh nấm lưỡi, sức khỏe;
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là điều cần thiết để cha mẹ có thể đảm bảo sức khỏe cho trẻ sơ sinh.

Khi con mình bị tưa lưỡi; nhiều bậc cha mẹ thường dùng mật ong để vệ sinh răng miệng cho con vì cho rằng mật ong an toàn, có thể kháng khuẩn. Nhưng đây là một việc làm hoàn toàn sai lầm. Không nên dùng để vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh vì mật ong có chứa nhiều độc tố botulinum và các bào tử. Những độc tố này có thể gây ngộ độc cho bé; ảnh hưởng tới thần kinh cơ và tê liệt. Nhiễm độc nặng thậm chí có thể gây tử vong. Trẻ em dưới một tuổi (nhất là dưới 6 tháng) có nguy cơ bị ngộ độc với độc tố này rất cao. Vì vậy không nên dùng mật ong để tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh sử.

Không nên sử dụng mật ong để vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh vì những lý do sau:

  • Mặc dù trong mật ong có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm nhưng nó lại chứa nhiều độc tố từ vi khuẩn botulinum. Những chất độc tố này có hại cho trẻ, chúng có thể gây ngộ độc cho các bé; ảnh hưởng nặng nề đến thần kinh và có thể gây ra triệu chứng liệt cơ cho trẻ.
  • Nếu sử dụng chất này vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ra ngộ độc nặng và có thể gây ra những tác hại mà chúng ta không thể lường trước được. Thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Trẻ em dưới 1 tuổi (đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi) hệ miễn dịch vẫn còn rất yếu; vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé. Vì vậy, tuyệt đối không sử dụng mật ong để rơ lưỡi hay chế biến đồ ăn cho trẻ dưới 1 tuổi.

Tuy nhiên; với những trẻ trên 1 tuổi không bị dị ứng với bất kỳ các thành phần nào trong mật ong thì bố mẹ có thể áp dụng để rơ lưỡi cho bé. Thời điểm này hệ tiêu hóa của trẻ đã dần hoàn thiện và sức đề kháng tốt hơn; hạn chế các tình trạng ngộ độc do vi khuẩn. Nên sử dụng mật ong nguyên chất, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn cho bé.

Hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ

Trong quá trình rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong hay bất cứ nguyên liệu nào cũng phải được thực hiện đúng cách; tránh làm tổn thương và bỏng rát lưỡi của trẻ.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong; nấm miệng cho trẻ nhỏ; Cách đánh tưa lưỡi; phương pháp;
Mật ong cần nguyên chất, không dùng mật ong pha loãng do tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn.

Nhưng mẹ có biết cách rơ lưỡi bằng mật ong vừa nhẹ nhàng; dễ chịu cho bé mà vẫn loại bỏ được vi khuẩn và các mảng bám trong khoang miệng của bé chưa? Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết được nhiều chuyên gia chia sẻ; cha mẹ cùng tham khảo và thực hiện cho bé ngay tại nhà nhé.

Bước 1: Chuẩn bị mật ong

Nghe có vẻ đơn giản nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa rõ nên chọn loại mật ong nào là nguyên chất và tốt cho con. Đặc biệt trên thị trường có rất nhiều loại mật ong được pha trộn từ nhiều nguyên liệu khác; không qua kiểm định chất lượng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nhiễm khuẩn, ngộ độc cao. Vì vậy, cha mẹ có thể chọn loại mật ong nguyên chất để đánh tưa lưỡi cho trẻ với những mẹo sau:

  • Hãy nhỏ 1 giọt mật ong cho vào cốc nước nguội: Mật ong có pha tạp chất sẽ tan nhanh trong nước; nếu là mật ong chuẩn liền chìm ngay xuống đáy cốc và sẽ không tan cho đến khi dùng thìa khuấy đều lên.
  • Khuấy đều cho tan mật ong: Khi cho mật ong vào khuấy đều và đợi khoảng 1 phút cho mật ong lắng xuống, nếu là nguyên chất bạn sẽ thấy nước có màu sắc đồng đều. Còn với mật ong có lẫn tạp chất; đợi thêm vài phút; sẽ thấy dung dịch nước đường và các hạt đường nổi trên bề mặt cốc.
  • Cho mật ong lên vải trắng: Đây cũng là một trong những cách nhận biết mật ong có nguyên chất hay không. Với mật ong pha loãng sẽ thấm nhanh vào vải; còn mật ong nguyên chất thì hoàn toàn ngược lại.

Bước 2: Lựa chọn gạc rơ lưỡi

Loại gạc rơ lưỡi sử dụng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo quá trình rơ lưỡi cho bé an toàn và hiệu quả. Khi chọn gạc cha mẹ cần lưu ý những đặc điểm sau:

  • Gạc rơ lưỡi phải được làm bằng vải mềm, không thô ráp. Điều này giúp hạn chế tình trạng đau rát và những tổn thương xảy ra khi chạm vào lưỡi bé; vì lưỡi của bé rất mỏng và nhạy cảm.
  • Ưu tiên dùng gạc được làm từ sợi polyester; vì loại gạc này không để lại sợi bông trong miệng trẻ sau khi vệ sinh. Với loại gạc kém chất lượng có thể khiến cho trẻ nuốt hoặc hít phải; ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
  • Yếu tố cuối cùng khi chọn gạc mà cha mẹ không được quên đó là gạc phải vô trùng để đảm bảo vi khuẩn gây ra nấm miệng không có cơ hội xâm nhập vào khoang miệng bé.

Có rất nhiều loại gạc rơ lưỡi cho bé chất lượng trên thị trường được các chuyên gia đánh giá cao; các bậc phụ huynh có thể tham khảo và chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Bước 3: Đeo gạc rơ lưỡi

  • Rửa tay thật sạch bằng cách sử dụng cồn y tế hoặc xà phòng trước khi đeo gạc.
  • Rồi đeo gạc lên ngón trỏ hoặc ngón tay thuận của bạn thật chặt. Tránh trường hợp bạn đang rơ lưỡi cho trẻ thì miếng gạc bị rơi ra.
  • Nhúng ngón tay vào cốc nước mật ong đã chuẩn bị sẵn; sao cho mật ong thấm có chiều dài bằng ⅔ chiều dài của miếng gạc.

Bước 4: Tiến hành rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong

Bố mẹ cần bế bé vào lòng sao cho đầu của con ngang với ngực mẹ. Nếu cho trẻ nằm sai tư thế, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và không muốn hợp tác.

Bé sẽ cảm thấy dễ chịu và không quấy khóc khi bế đúng tư thế; rồi nhẹ nhàng đưa ngón trỏ vào miệng trẻ và bắt đầu vệ sinh lưỡi. Để đảm bảo khoang miệng của trẻ được làm sạch; cha mẹ nên đánh tưa miệng bằng mật ong theo trình tự sau:

  • Đầu tiên thì bạn từ từ đưa ngón tay vào miệng con và đặt lên phần nướu rồi nhẹ nhàng di chuyển theo hình xoắn ốc để loại bỏ hết mảng bám và massage nướu cho trẻ.
  • Sau đó chuyển sang má và vòm họng. Không đưa tay quá sâu vào họng sẽ khiến trẻ bị nôn trớ, sợ hãi.
  • Cuối cùng làm sạch bề mặt lưỡi từ ngoài vào trong, vuốt theo một chiều. Thao tác phải được thực hiện cẩn thận và chính xác với lực vừa đủ.

Lưu ý: Trong quá trình rơ lưỡi; tay còn lại vẫn phải ôm và vỗ bé để bé có cảm giác an toàn, nằm ngoan.

Những lưu ý khi rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ

Việc đánh tưa lưỡi cho trẻ nhỏ là vô cùng cần thiết; giúp miệng của bé luôn sạch sẽ. Tuy nhiên, quá trình rơ lưỡi cho trẻ nói chung và bằng mật ong nói riêng; các bậc cha mẹ cần  thực hiện đúng cách và đảm bảo an toàn. Có nhiều trường hợp cha mẹ vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và tâm lý của trẻ.

Cách rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ trên 1 tuổi hiệu quả tại nhà; Hiệu quả chăm sóc răng miệng;
Rơ lưỡi cho trẻ theo đúng thứ tự sẽ giúp hiệu quả phòng nấm lưỡi tăng cao (ảnh: internet).

Để đạt hiệu quả tốt nhất khi tiến hành rơ lưỡi cho bé, cần lưu ý đến những điểm sau

  • Mỗi miếng gạc chỉ nên sử dụng một lần; tuyệt đối không được dùng lại vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ giúp vi khuẩn và nấm phát triển trong khoang miệng của bé.
  • Không bóc và chà xát quá mạnh để loại bỏ các mảng trắng. Sẽ khiến lưỡi bé dễ bị trầy xước, chảy máu và dẫn đến nhiễm trùng.
  • Đối với trẻ bị nấm miệng, nên rơ lưỡi cho trẻ 1-2 lần mỗi ngày tùy theo tình trạng của mảng bám. Nếu việc rơ lưỡi mục đích làm sạch khoang miệng và phòng bệnh thì nên thực hiện 2 ngày/ lần.
  • Nên dùng mật ong với lượng vừa đủ (1 thìa cà phê mật ong) tránh lãng phí và đảm bảo an toàn.
  • Tránh để bé nuốt mật ong quá nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa bị dối loạn, dễ bị tiêu chảy.
  • Không cho trẻ ăn ngay sau khi rơ lưỡi xong. Cha mẹ nên vệ sinh lưỡi của bé trước bữa ăn khoảng 20 – 30 phút để mật ong phát huy tác dụng.

Cách rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ là phương pháp hữu hiệu cho bé trên 1 tuổi giúp phòng và điều trị tưa lưỡi ở trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách cho trẻ súc miệng; đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày. Và có chế độ ăn uống khoa học nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể của trẻ.

Xem thêm: