Cách nấu trà hoa cúc nhãn nhục có vị đắng nhẹ của trà hoa cúc kết hợp với nhãn nhục và đường phèn tạo ra loại thức uống có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng.

Công dụng dưỡng da, an thần của trà hoa cúc nhãn nhục

Trà hoa cúc hay còn gọi là trà bông cúc là nước sắc của hoa cúc trắng hoặc vàng, một loại trà phổ biến ở Đông Á. Theo Đông Y, trà hoa cúc có tính mát, có nhiều tác dụng như chữa viêm họng, hạ sốt, đẹp da, thanh nhiệt, thải độc, giúp cơ thể thư thái, giảm suy nhược thần kinh.

các loại nước sâm bổ dưỡng, thảo mộc, kinh doanh, thuốc bắc, nguyên liệu, kinh doanh, ở đâu.
Trà hoa cúc được xem là vị thuốc tự nhiên, điều trị rất hiệu quả chứng mất ngủ lâu năm, vì chúng có tác dụng giúp tinh thần thư thái, và làm dịu các triệu chứng căng thẳng (ảnh chụp màn hình: hatgiongphuongnam.com).

Hoa cúc được sử dụng để nấu trà hoặc kết hợp với các vị thuốc khác có tác dụng thanh nhiệt; tăng sức đề kháng; giải độc; sáng mắt và nhất là an thần; dưỡng da. Uống trà hoa cúc thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng da nhăn nheo; hết mụn nhọt; làn da ngày càng sáng mịn.

Bên cạnh đó, hoa cúc còn có giá trị dược lý cao; là vị thuốc an thần nhẹ nhờ công dụng làm dịu thần kinh, có lợi cho những người bị mất ngủ thường xuyên.

Long nhãn có khả năng giúp xóa mờ các vết nhăn, vết nám cũng như làm mờ các vết sẹo nhỏ trên da mặt. Long nhãn nhục có chứa vitamin B và C giúp chống oxy hóa da; giảm tình trạng khô da cũng như bong tróc, nứt nẻ…

Cách nấu trà hoa cúc nhãn nhục

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 10gram hoa cúc khô (mua ở những cửa hàng bán thuốc Nam)
  • 10gram nhãn nhục (có thể tự làm nhãn nhục tại nhà bằng nhãn xuồng)
  • Đường phèn.
nguyên liệu pha trà hoa cúc, đúng cách, đường phèn, táo đỏ, mật ong, công thức, lạnh, sữa, cốc.
Theo một số nghiên cứu tại Mỹ, trong trà hoa cúc có chứa một lượng chất apigenin; có tác dụng ngăn ngừa sự lan rộng của các tế bào ung thư hiệu quả.

Tiến hành nấu trà hoa cúc nhãn nhục

  • Trước tiên, hoa cúc khô đem ngâm nước tầm 10 phút cho nở, sau đó vớt ra rồi để ráo. Nhãn nhục cũng ngâm cho nở đều rồi vớt ra ngoài để ráo.
  • Tiếp tục, cho hoa cúc vào nồi cùng 1 lít nước rồi nấu sôi lên. Khi nước sôi, thì vặn nhỏ lửa, nấu tầm 10 phút cho hoa cúc có mùi thơm thì tắt lửa.
  • Lọc bỏ xác hoa cúc ra. Thêm đường phèn và nấu cho đến khi đường tan hết toàn bộ. Lượng đường phèn tùy theo khẩu vị của mình. Sau khi đường tan, thì cho long nhãn đã ngâm ở trên vào nấu thêm 2 phút rồi tắt bếp là hoàn thành.
cách nấu trà hoa cúc nhãn nhục, táo đỏ, thục địa, sâm bổ lượng, nước, tươi, khô, giải nhiệt.
Trong 100g nhãn chứa 48 kcal. Ngoài ra; trong 100g nhãn cũng bao gồm 11 kcal tinh bột; 0.9 kcal chất đạm và 0 kcal chất béo (ảnh: Thanh Nhã).

Thành phẩm nước trà hoa cúc

Để nguội dần rồi cho trà hoa cúc vào bình thủy tinh để trong tủ lạnh và sử dụng trong ngày.
Trà hoa cúc long nhãn sau khi được pha chế sẽ có mùi thơm hấp dẫn của hoa cúc xen lẫn vị ngọt dịu nhẹ, thanh mát.

Cách nấu trà hoa cúc nhãn nhục bổ dưỡng, thanh mát cho ngày hè, hình ảnh, hương vị, tốt cho sức khỏe
Hoa Cúc Vàng Nụ Bé – 01Kg – có giá 520.000đ/1kg. Hoa Cúc Vàng To – 01Kg – có giá 650.000đ/1kg. Cúc Trắng Rời – 01Kg – có giá 550.000đ/1kg (ảnh chụp màn hình: cooky.vn).

Một số lưu ý khi nấu trà hoa cúc

  • Hoa cúc khô, long nhãn là những vị thuốc tự nhiên, được dùng rộng rãi để nấu trà an thần, có bán tại các cửa hàng nông sản…
  • Để đảm bảo vệ sinh, thì hãy dùng nước sôi để rửa hoa cúc và long nhãn đã được phơi khô. Nhưng chỉ nên rửa các nguyên liệu trong thời gian ngắn, không nên để lâu trong nước. Tốt nhất, hãy dùng nước đun sôi để nguội hoàn toàn để rửa các nguyên liệu.

Vậy là đã hoàn thành cách nấu trà hoa cúc nhãn nhục vừa có tác dụng giải nhiệt vừa giúp ngủ ngon, đẹp da. Cùng pha trà và thưởng thức ngay nhé.