Vào những ngày nắng nóng, có rất nhiều loại nước giải khát nhưng thạch nha đam vẫn là lựa chọn hàng đầu của giới trẻ, món ăn mát lạnh sẽ xua tan những ngày nóng oi ả của ngày hè. Vào bếp làm thử cách nấu thạch nha đam để chiêu đãi gia đình nhé!
- Cách nấu súp rau củ giảm cân với 5 công thức hiệu quả, đơn giản
- Cách nấu súp yến mạch thơm ngon, bổ dưỡng
Nha đam có tên khoa học là Aloe vera; là loại cây quen thuộc và phổ biến ở Việt Nam với những công dụng tuyệt vời trong việc chăm sóc sắc đẹp và chữa bệnh. Sử dụng nha đam trực tiếp là một trong những cách tốt nhất giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có lợi trong nha đam. Tuy cách làm thạch nha đam tại nhà được nhiều người ưa chuộng nhưng nếu làm không cẩn thận; thành phẩm có thể bị đắng.
Nha đam chế biến được rất nhiều món ngon như: Làm chè nha đam, thạch rau câu nha đam, trà sữa nha đam, làm sữa chua nha đam, thạch hoa quả…
Xem nhanh
Nguyên liệu làm thạch nha đam
Tùy vào lượng ăn mà có thể điều chỉnh cho hợp lý:
- Lá nha đam tươi: 1kg
- Nước sạch
- Đá viên
- Đường
- Dụng cụ nấu bếp: Rổ, thớt, dao, nồi…
Chọn mua nha đam ngon
Nên chọn loại nha nha đam to, dày, tươi, không dập nát sẽ dễ bóc vỏ và ngon hơn. Nha đam có độ đàn hồi, không bị nhão hay thâm. Nha đam dập dễ bị đắng; thấm nhựa sẽ không tốt cho sức khỏe.
Cách làm thạch nha đam không bị đắng
Bước 1: Gọt vỏ nha đam và cắt hạt lựu
Cắt đầu đuôi: Dùng dao cắt bỏ phần đầu và đuôi của lá nha đam và rửa sạch bụi bẩn bên ngoài lá.
Bóc vỏ: Dùng dao cắt bỏ phần gai hai bên lá rồi gọt phần vỏ trên lưng của lá theo hướng từ gốc lên trên. Đặt lá nha đam lên thớt, sao cho đầu lá hướng vào lòng bàn tay.
Đưa vỏ lá nha đam vào khe giữa của dao. Tay phải cầm dao gọt trong khi tay trái cầm vỏ lá và kéo ngược chiều nhau.
Bỏ phần vỏ xanh: dùng dao cắt bỏ phần lá còn sót lại trên thịt quả. Nếu không bỏ hết vỏ xanh sẽ khiến nha đam bị đắng.
Thái hạt lựu: Sau khi rửa sạch xong; phần thịt nha đam được cắt thành hình hạt lựu với kích thước từ 1 – 2 cm.
Bước 2: Rửa sạch nha đam
Đây là bước rất quan trọng, cách làm thạch nha đam không bị đắng. Nếu nha đam còn nhớt sẽ gây vị đắng và mùi hắc rất khó ăn.
Ở bước này, thực hiện bằng cách cho nha đam ra rổ và xả liên tục dưới vòi nước sạch cho đến khi những hạt nha đam vừa cắt không còn nhớt nữa.
Lưu ý: Không nên dùng muối và chanh để rửa như nhiều người lầm tưởng vì nha đam sẽ dễ ngấm vị chua, mặn khiến sản phẩm bị thay đổi hương vị tự nhiên, kém hấp dẫn.
Bước 3: Chần nha đam
Cho vào nồi 1,5 lít nước sạch đun sôi rồi đổ nha đam đã cắt vào nồi. Dùng thìa khuấy đều, đợi nước sôi lại thì tắt bếp, đổ nha đam ra rổ để ráo nước.
Quá trình chần này giúp loại bỏ hoàn toàn hợp chất Aloin A và B trong nha đam và cũng là cách giúp nha đam không bị đắng. Để có vị giòn hơn; có thể đem nha đam sau khi đã chần xong ngâm qua nước đá.
Dùng món thạch nha đam này ăn với các món tráng miệng sẽ rất ngon và bổ dưỡng.
Thành phẩm cho cách nấu thạch nha đam
Với hướng dẫn cách nấu thạch nha đam này, thành phẩm cuối cùng sẽ là món thạch không còn nhớt, không còn mùi hăng, không bị đắng và đảm bảo vệ sinh tại nhà. Thạch giòn, thơm ngon, mát mẻ giải khát cho mùa hè.
Thạch nha đam sau khi chế biến có thể bảo quản trong tủ lạnh ngăn mát từ 5-7 ngày mà vẫn giữ được vị ngon ban đầu.
Nha đam có nhiều tác dụng tuyệt vời nhưng chỉ nên ăn dưới 20g mỗi ngày là phù hợp nhất.