Cách nấu rễ tranh mía lau có vị ngọt thanh từ mía, đường phèn, mùi thơm tự nhiên của rễ tranh và lá dứa giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể hiệu quả.

Rễ tranh có màu trắng ngà, thân có nhiều nếp nhăn và nhiều vết đốt. Theo Đông Y, rễ tranh có tính hàn, giúp lợi tiểu, thải độc cho cơ thể hiệu quả. Mía lau cũng có nhiều vết đốt, khi sử dụng để nấu nước, thì rửa sạch, cắt bỏ rễ và ngọn, chỉ lấy thân cứng. Cây mía lau có vị ngọt, thanh nhẹ nên vừa giúp giải khát vừa giải nhiệt.

Nguyên liệu nấu nước rễ tranh mía lau thanh mát

  • Rễ tranh 100 gram
  • Mía lau 1 cây (tầm 6 khúc)
  • Lá dứa 6 nhánh
  • Đường phèn 2 thìa canh
  • Muối 1 thìa cà phê.
nguyên liệu nấu nước mía lau, có tác dụng gì, mua ở đâu, mát của người hoa, rễ cỏ tranh, cây.
Đông y gọi rễ cỏ tranh là mao căn, từ rễ cỏ tranh nguyên bản, tùy theo mức bào chế và mục đích chữa bệnh, vị thuốc này còn có thêm những tên gọi khác nhau.

Thực hiện cách nấu rễ tranh mía lau thanh nhiệt

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

  • Rửa sạch mía lau rồi để cho ráo nước rồi cắt làm đôi. Rễ tranh thì cạo sạch vỏ, rửa sạch với nước nhiều lần, sau đó để cho ráo nước.
  • Rửa sạch lá dứa với nước rồi vớt ra để cho ráo.
rễ tranh nấu nước uống có tác dụng gì, cỏ, giá 1 kg, trị bệnh, ngâm rượu, khô, râu bắp, chữa bệnh.
Theo Đông y, rễ cỏ tranh vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát rất tốt. Nó còn giúp tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt; chủ trị …(ảnh chụp màn hình: dienmayxanh.com).

Bước 2: Nấu nước rễ tranh mía lau

  • Bắc nồi lên bếp, cho mía lau và rễ tranh cùng 1,5 lít nước vào một cái nồi, đun trên lửa vừa tầm 25 phút.
  • Tiếp theo, cho lá dứa vào nấu chừng 5 phút thì vớt hết xác ra, chỉ giữ lại phần nước và thêm vào 2 thìa đường phèn, 1 thìa muối.
  • Nấu sôi trở lại và lược qua rây để loại bỏ cặn, giúp nước trong hơn.
  • Cuối cùng, để nước rễ tranh mía lau nguội dần rồi rót ra ly để thưởng thức hoặc có thể cho vào chai để trong ngăn mát tủ lạnh sử dụng dần.
các loại nước mát giải nhiệt, thanh lọc, dễ làm, tự chế, giới trẻ yêu thích, kinh doanh, đẹp da.
Mía lau (tên khoa học: Sacharum Officinanum) là loại cây thân cỏ sống được lâu năm thuộc họ Lúa, có hình dáng gần giống với cây mía thông thường (ảnh: Thanh Nhã).

Thành phẩm nước rễ tranh mía lau

Nước rễ tranh mía lau sau khi nấu xong có mùi thơm nhẹ từ lá dứa và rễ tranh, thêm vị ngọt từ mía lau và đường phèn, vừa thơm ngon, bổ dưỡng, lại vừa thanh mát.

Loại nước mát tốt cho cơ thể, giúp thanh nhiệt, thải độc, lợi tiểu. Nhưng nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài có thể làm cơ thể mất cân bằng điện giải; ức chế khả năng hấp thu một số vi chất dinh dưỡng quan trọng như kali, canxi.

Cách nấu rễ tranh mía lau thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, tốt cho sức khỏe, bổ dưỡng, thực đơn.
Rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn, vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị, bàng quang, thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu, thanh phế nhiệt, chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu… Lưu ý vì cây có tính hàn nên người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng (ảnh chụp màn hình: bokhocomai.com).

Cuối tuần, cùng thực hiện cách nấu rễ tranh mía lau cho vào chai để trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần nhé. Loại nước này có thể bảo quản được 4 – 5 ngày.