Trong những ngày hè nắng nóng mà được thưởng thức một cốc nha đam lá dứa mát lạnh thì còn gì tuyệt vời hơn. Đây còn là công thức làm đẹp tự nhiên, hiệu quả và an toàn, giúp làn da trở nên trắng sáng, mịn màng. Cùng trải nghiệm cách nấu nha đam lá dứa không bị đắng, không nhớt này nhé!

Gel của nha đam (lô hội) chứa một lượng lớn vitamin A, E, C, được coi là chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, trong nha đam còn có vitamin B12, canxi, kali, crom, magie, đồng, kẽm; hơn 20 loại axit amin thiết yếu bổ sung năng lượng giúp cơ thể khỏe mạnh; ngăn ngừa bệnh tật, hạn chế các dấu hiệu lão hóa và ung thư…

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách nấu nha đam lá dứa

nấu nha đam và hạt sen, sữa tươi, đường phèn, thực hiện, đơn giản, chất dinh dưỡng, chống oxy hóa.
Cách lấy màu lá dứa không bị đắng: Theo kinh nghiệm của một số người, sau khi cắt lá dứa xong, cho lá dứa vào bát tô rồi đổ nước ấm khoảng 70 – 80 độ C vào và ngâm khoảng 5 – 10 phút. Cách này giúp giữ được màu xanh của lá dứa mà vị đắng được giảm bớt (ảnh: Thanh Nhã).

• 500gram bẹ nha đam
• 200gram đường phèn 
• 4 lá dứa
• Nước sạch
• 15ml nước cốt chanh

Thực hiện cách nấu nha đam lá dứa đường phèn

Bước 1: Sơ chế nha đam không bị nhớt

Đây là công đoạn tốn nhiều thời gian và tỉ mỉ nhất. Nếu không, nước nha đam sẽ gây ngứa và bị nhớt. Nên chọn loại nha đam tươi vỏ dày, nhiều thịt; sau đó cắt thành 2 hoặc 3 khúc, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài. Gel thu được được cắt thành từng miếng nhỏ hoặc cắt hình hạt lựu. Có 2 cách sơ chế như sau:

lá dứa ngâm rượu, tác hại của cây, công dụng quả, dại tươi, nếp, lá, lành vết thương, nhanh chóng.
Nha đam có tên khoa học là Aloe vera (ảnh chụp màn hình: webnauan.vn).
  • Cách 1: Ngâm vào hỗn hợp nước cốt chanh, muối loãng, chà xát nhẹ nhàng cho sạch hết nhớt rồi vớt ra, rửa sạch lại dưới nước. Có thể đem nha đam ngâm với ít đường, dùng hộp có nắp đậy, để ngăn mát tủ lạnh.
  • Cách 2: Cho nha đam đã cắt hạt lựu vào một tô lớn, trộn với muối, chà xát cho đến khi hết nhớt rồi rửa lại bằng nước lạnh. Tiếp theo, chần nha đam qua nước sôi, sau đó vớt ra ngâm ngay vào nước đá. Cách này vừa giúp gel nha đam sạch, không bị đắng, không bị ngứa, lại giòn và ngon.

Bước 2: Sơ chế sạch lá dứa

Lá dứa rửa thật sạch cả 2 mặt của lá; cắt khúc khoảng 10cm rồi dùng 1 cọng lá buộc lại thành bó.

Bước 3: Nấu nha đam lá dứa đường phèn

  • Chuẩn bị sẵn một nồi nấu và nước sạch; trung bình cứ 1 lít nha đam sẽ dùng đến 1 lít nước (cái này còn phụ thuộc vào bẹ nha đam mua to hay nhỏ, có nhiều thịt hay không).
công dụng lá dứa nếp, khô có tác, với sức khỏe, trị tiểu đường, các sản phẩm, hợp với, bài thuốc.
Theo Đông y, lá dứa là vị thuốc có tính mát, vị ngọt thanh mang hương thơm đặc trưng dễ chịu (ảnh chụp màn hình: congthucmonngon.com).
  • Đặt một nồi nước lên bếp nấu sôi; cho đường phèn và lá dứa vào nấu cho đến khi đường tan hết ra, nêm lại cho vừa ăn. Ngoài ra, nha đam cũng sẽ tiết ra nhiều đường hơn một chút nên chỉ cần ngọt vừa vừa là được. Nếu khi nấu có cặn đường phèn ở dạng viên lớn; khi đường tan hết thì tắt lửa, vớt lá dứa ra ngoài; chờ một lúc cho cặn lắng xuống rồi nhẹ nhàng đổ nước qua một nồi khác để tiếp tục nấu.
  • Khi đường tan hết và có mùi thơm, thì cho nha đam vào nồi, khuấy nhẹ thêm 3-5 phút. Sau đó, vớt lá dứa ra, chờ nước nha đam nguội thì có thể uống.

Thành phẩm cho cách nấu nha đam lá dứa đường phèn

Cách nấu nha đam lá dứa thanh mát chỉ với 3 bước nhanh chóng mua ở đâu, trị bênh gì, xay, lá nha đam.
Trong 100ml nước nha đam đường phèn sẽ có chứa khoảng 158 calo – 164 calo (ảnh chụp màn hình: dienmayxanh.com).

Múc ra bát để ăn hoặc có thể để nước nguội bớt rồi cho vào lọ để trong tủ lạnh dùng dần. Khi thưởng thức cũng có thể cho thêm vài giọt dầu chuối nhưng không nên cho nhiều quá sẽ khiến thức uống lạnh có vị hơi đắng của dầu chuối. Cách nấu nha đam lá dứa dễ thực hiện và có thể để trong ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 3-4 ngày.

Xem thêm: