Lẩu vịt xiêm có nước dùng ngọt từ rau củ thơm đậm mùi sả và thịt vịt mềm ngon. Hôm nay, cùng Mucwomen thực hiện cách nấu lẩu vịt xiêm chiêu đãi cho gia đình nhé!

Lẩu vịt là món ăn quá đỗi thân thuộc với các chị em phụ nữ. Với cánh mày râu mỗi lần tụ họp; món lẩu vịt ăn kèm với các rau củ dân dã thế này thì tuyệt vời hơn cả đi ăn nhà hàng đấy các nàng ạ. Nhất là trong những ngày thời tiết trở lạnh; một nồi lẩu vịt bốc khói nghi ngút, nào là mùi sả, mùi gừng, mùi chua chua của sấu, chua nhẹ của măng, …càng khiến bữa tiệc thêm hấp dẫn, ấm cúng.

1. Cách nấu lẩu vịt xiêm om sấu

Nguyên liệu làm món lẩu vịt xiêm om sấu

  • Vịt xiêm: 1 con (khoảng 1,2kg )
  • Sấu tươi: 7 quả
  • Dừa tươi: 2 quả
  • Khoai sọ: 1 củ ( 0.5kg)
  • Đậu hủ non: 2 bì
  • Váng đậu: 1 đĩa
  • Bún tươi: 1 kg
  • Rau ăn kèm: rau cả, rau muống, rau cần,… (tùy thích)
  • Rau thơm: rau ngổ, rau mùi tàu
  • Gia vị tẩm ướp: ớt, gừng, tỏi, sả, tiêu xay, hành tím
  • Gia vị nêm nếm: muối, bột ngọt, nước mắm, hạt nêm, muối,…
Nguyên liệu làm món lẩu vịt xiêm om sấu, nấu chao, ăn với bún, sả, khoai môn, rau ăn kèm gì, độc lạ
Ngan bướu mũi hay vịt xiêm là các tên gọi chung của một loài động vật với danh pháp hai phần Cairina moschata. Nòi ngan ở Việt Nam thì gọi là ngan ta, ngan nội, ngan dé, hay ngan cỏ.

Cách chế biến lẩu vịt xiêm om sấu

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

  • Sấu đem hết 7 quả đi cạo vỏ và rửa sạch. Khoai môn đem gọt vỏ, thái miếng nhỏ vừa ăn; nếu cắt khúc quá dày thì miếng khoai sẽ không bở; cũng không nên thái mỏng quá khi nấu dễ bị nát.
  • Đậu hũ non đem rửa nhẹ nhàng với nước sạch; dùng dao cắt miếng vừa ăn.
  • Váng đầu đem chiên vàng đều và chín vừa tới.
  • 2 quả dừa xiêm bổ lấy nước dừa để nấu lẩu vịt om sấu.
  • Các loại rau ăn kèm lẩu và rau thơm đem nhặt sạch phần dùng được. Sau đó rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Băm nhuyễn 1 củ hành tím và 1 củ tỏi.

Bước 2: Sơ chế vịt xiêm

Để tiết kiệm thời gian nấu, khi mua có thể nhờ người bán làm sạch lông sẵn giúp. Đem vịt về nhà cũng cần rửa sạch rồi nhặt sạch lại lông tơ nhỏ còn sót. Dùng muối và dấm chà nhẹ lên toàn thân vịt để lông tơ rụng bớt, nên chà nhẹ để da vịt không bị rách nhé.

Để khử mùi hôi của vịt xiêm: Dùng gừng đã giã nát rồi chà xát lên toàn thân con vịt; để khoảng 5p rồi rửa sạch lại với nước. Nếu cảm thấy chưa sạch mùi thì có thể dùng thêm một chén rượt trắng nhỏ để khử mùi.

Bước 3: Ướp thịt vịt xiêm

Sau đã sơ chế sạch vịt xong thì chặt thành từng miếng vừa ăn. Tốt nhất là chặt vịt thành từng miếng mỏng và dài. Không chỉ đảm bảo tính thẩm mĩ mà còn giúp miếng thịt không bị quá dai.

Tiếp tục, ướp thịt vịt với gia vị và một nửa lượng hỗn hợp hành tím, tỏi, ớt, sả, gừng đã được băm nhuyễn. Thời gian ướp vịt khoảng 30 phút. Sau đó, tiếp tục cho sấu vào ướp cùng thịt vịt để ngấm đủ gia vị.

Bước 4: Tiến hành nấu nồi lẩu vịt xiêm om sấu

  • Chọn 1 cái chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi cho phần hành, tỏi, sả, ớt còn lại vào chảo phi lên cho thơm và vàng. Khi nghe thấy mùi thơm thì trút phần thịt vịt đã ướp vào xào trên lửa to; đến khi thịt vịt xiêm đã săn lại và chín tới là được.
  • Nên xào thịt vịt trong 10 phút là thịt đủ ngấm gia vị; sau đó vặn nhỏ lửa đun tiếp trong 5 phút.
  • Khi thịt vịt xiêm đã chín và ngấm gia vị xong thì cho thêm nửa lít nước lạnh vào đun sôi. Đun trên lửa nhỏ để thịt chín từ từ và vẫn đảm bảo độ mềm và ngọt.
  • Ninh nồi vịt trong 10 phút thì cho khoai môn và sả đã cắt khúc vào nồi ninh cùng. Khi đũa xiên qua được lát khoai môn là đã chín; tắt bếp.
cách nấu gà om sấu, Miền Bắc, thái, thập cẩm, thực đơn các món, nhất, đầu bếp, mẻ.
Theo Đông y, mật của vịt xiêm là một vị thuốc quý có vị đắng, tính hàn, không độc. Người xưa cho rằng, mật vịt có tác dụng tiêu độc, tả hỏa, chống co giật, chống kinh phong.

Bước 5: Dầm sấu và hoàn thành nồi lẩu vịt xiêm om sấu

Nhắc nồi thịt vịt ninh cùng khoai môn đã chín xuống dưới dưới bếp. Sấu có thể trực tiếp dầm trong xoong hoặc gắp ra bát riêng để dầm. Dầm sấu cho đến khi lớp vỏ ngoài bị rách ra và lộ phần bột trắng ở trong; hãy cho phần bột trắng đó vào nồi thịt vịt; gắp bỏ phần hạt và vỏ sấu ra ngoài.

Tiếp tục, hãy đun sôi nồi thịt đã dầm sấu trên lửa nhỏ. Cho thêm váng đậu và nước dừa tươi vào nồi lẩu. Đun thêm khoảng 3 phút nữa thì cho thêm rau thơm đã thái khúc chừng 2 cm vào. Có thể nêm nếm lại vị nước lẩu cho vừa khẩu vị thì tắt bếp là hoàn thành món lẩu vịt xiêm om sấu rồi.

Thành phẩm món lẩu vịt xiêm om sấu

Múc lẩu vịt xiêm om sấu ra nồi nhỏ, bày các nguyên liệu ăn kèm ra bàn: bún tươi, các loại rau ăn kèm và đừng quên 1 chén nước mắm gừng nhé. Món lẩu này ăn ngon miệng nhất là khi thưởng thức cùng rau muống và rau nhút.

Lẩu vịt xiêm om sấu chế biến khá đơn giản nhưng hương vị lại đậm đà, hấp dẫn và thơm ngon từ nước tới thịt vịt. Món ăn có hương vj đặc trưng của trái sấu tươi. Khác với vị chua của me, vị chua từ sấu rất đậm, mát và có mùi thơm dễ chịu.

Thành phẩm món lẩu vịt xiêm om sấu, hàng ngày, công thức, đồ, dạy cách làm, tổng hợp, điểm tâm sáng
Một số lưu ý khi làm lẩu vịt om sấu. – Nên dùng nước dừa xiêm để nấu lẩu vịt.

2. Cách nấu lẩu vịt xiêm hầm sả

Nguyên liệu nấu món lẩu vịt xiêm hầm sả

  • Vịt xiêm 1 con (từ 1,2 – 2 kg)
  • Dừa xiêm 2 quả
  • Củ cải trắng 2 củ
  • Dưa chuột 2 trái
  • Nấm rơm 250g
  • Trứng cút 10 -12 quả
  • Đậu phụ non 2 bìa đậu
  • Sả cây: 5 nhánh
  • Các nguyên liệu khác: gừng tươi, củ hành tím, ớt, củ tỏi, chanh tươi.
  • Các loại rau củ nhúng lẩu: Nấm rơm, rau cải thảo, rau muống, rau ngò tây.
  • Các gia vị nem nếm: rượu nấu ăn, dầu ăn, muối, nước mắm, tiêu, đường, tiêu, hạt nêm.
Bật mí cách nấu lẩu vịt xiêm thơm ngon, đậm vị, dễ làm, mon ngon viet, nhóm thực phẩm, tim
Đã bao giờ bạn thử nấu lẩu vịt hầm sả? Chắc chắn bạn sẽ ấn tượng với nước lẩu ngon lừ từ rau củ thơm đậm mùi sả và thịt vịt thật mềm.

Cách nấu lẩu vịt xiêm hầm sả thơm ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu

  • Giống như món lẩu vịt xiêm om sấu ở trên; vịt xiêm sau khi làm sạch sẽ hay khử mùi hôi đặc trưng của vịt bằng gừng thái lát mỏng chà xát toàn thân vịt. Sau đó rửa lại với rượu trắng lần nữa trong 5 phút là đảm bảo sạch mùi. Xả lại nước lạnh cho sạch, xong rồi đem chặt vịt thành các miếng vừa ăn; nên chặt lát mỏng dài sẽ thẩm mĩ và nấu dễ chín, dễ ngấm gia vị nhất.
  • Trứng cút đem luộc chín, bóc vỏ rồi để ra bát riêng.
  • Nấm rơm đem cắt bỏ gốc, cạo sạch đất rồi rửa sạch.
  • Các loại rau ăn kèm đem nhặt sạch rồi rửa để ráo.

Bước 2: Ướp thịt vịt xiêm để nấu lẩu hầm sả

Cho thịt vịt vào bát to; sau đó cho gia vị lần lượt vào theo công thức: 1 thìa hạt nêm, 1 thìa canh nước mắm, 2 thìa rượu nấu ăn, 1 thìa gừng băm, 1 thìa hành tím và 1 thìa tỏi băm cùng với 1 ít nước cốt chanh. Xong rồi trộn đều cho thịt vịt ngấm gia vị rồi ướp trong vòng 30 phút để thịt thấm gia vị.

Bước 3: Xào thịt vịt xiêm

Lấy 1 cái chảo đun nóng dầu ăn, sau đó cho sả đã băm nhỏ vào để phi thơm. Tiếp theo, cho thịt vịt vào xào đảo đều tay trên lửa to. Xào thịt vừa chín tới dậy mùi thơm là tắt bếp.

Bước 4: Nấu nồi nước dùng lẩu vịt xiêm hầm sả

  • Đầu tiên, chọn 1 cái nồi nấu lẩu bắc lên bếp, sau đó đổ vào 1,5 lít nước đun cho sôi.
  • Đồng thời, lấy củ cải trắng đem gạo vỏ rồi cắt thành từng khoanh; dưa leo cắt bỏ ruột và vỏ. Sau đó nướng sơ một củ hành tím rồi cho hết 3 nguyên liệu trên vào nồi nước. Nấu trong thời gian khoảng 1 tiếng để nước có vị ngọt tự nhiên.
  • Nếu thích lẩu có vị béo và thơm hơn có thể thay nước lọc bằng nước dừa tươi. Nếu thích lẩu có vị ngọt thanh từ rau củ thì nên hầm rau củ vào trước rồi mới cho nước dừa vào sau.
Nấu nồi nước dùng lẩu hầm sả, những, thực đơn, uống gì, thuyết minh, ở Sài Gòn, trang web
Trong lúc đó, liên tục vớt bọt để nước lẩu được trong cho đến khi thịt vịt mềm.

Bước 5: Cho thịt vịt đã xào vào nồi lẩu

  • Sau 1 tiếng hầm xong thì vớt phần rau củ ra đĩa, chỉ lấy nước hầm. Tiếp tục cho nước dừa tươi vào cùng với một vài nhánh sả và gừng đã thái lát. Sau khi nước sôi lại thì cho chảo vừa xào thịt vịt xiêm vào nồi nước lẩu.
  • Trong quá trình nấu, nhớ chú ý vớt phần bọt trắng nổi lên trên mặt nước ra để nồi lẩu vịt được trong.

Bước 6: Hoàn thiện món lẩu vịt xiêm hầm sả

Sau khi nồi lẩu sôi lại, nêm nếm nước lẩu lại lần nữa cho vừa ăn thì tắt bếp. Có thể cho thêm vài lát ớt sừng vào nồi lẩu cho đẹp mắt.
Sau đó dọn nồi lẩu ra bàn cùng với các nguyên liệu ăn kèm đã chuẩn bị: đồ nhúng sống (đậu hũ non, nấm rơm, trứng cút); các loại rau ăn kèm; bún tươi và 1 chén nước mắm gừng chấm.

Thành phẩm món lẩu vịt xiêm hầm sả

Lẩu vịt xiêm hầm sả ăn kèm với rau vườn và bún tươi là đúng chất quê nhà. Điểm cộng của món lẩu này chính là ăn kèm rau mồng tơi non, bông bí, mướp non,.. và chén nước mắm gừng có cho vào thêm vài lát khế chua. Thế là chuẩn vị của lẩu vịt hầm sả đấy ạ.

Món ngon lẩu vịt hầm sả rất phù hợp cho những buổi họp mặt cuối tuần của gia đình hay nhóm bạn bè gặp mặt. Lẩu vịt xiêm hầm sả có vị thơm nồng từ sả và thịt vịt dai dai ăn vào hương vị khó cưỡng lại. Món này khá nổi tiếng được nhiều yêu thích vì sự kết hợp hoàn hảo của vị sả và thịt vịt.

Thành phẩm món lẩu vịt xiêm hầm sả, mon an hang ngay, bổ sung canxi, cuối tuần, dân dã, đãi khách
Bạn có thể thưởng thức dưới hình thức lẩu, có thể nhúng thêm những loại rau vườn như mồng tơi, bông bí, đọt rau lang… rất ngon.

3. Cách nấu lẩu vịt xiêm măng chua

Nguyên liệu làm lẩu vịt măng chua

  • ½ con vịt xiêm (đã làm sẵn)
  • 400 gram măng chua
  • 2 miếng đậu hũ non
  • 2 trái dừa xiêm
  • 1 nhánh gừng
  • 4 muỗng canh rượu
  • 4 nhánh sả
  • 1 kg bún tươi
  • 1 hủ sa tế
  • Hành tím, tỏi, tiêu và ớt
  • Rau ăn kèm: 1 bó rau muống, 1 bắp cải thảo
  • Nấm kim châm, nấm bào ngư, nấm đùi gà, nấm rơm (mỗi loại 100 g)
  • Gia vị: đường, muối, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, dầu ăn
Nguyên liệu làm lẩu vịt măng chua, ít ngọt, tốt cho sức khỏe, cho bà bầu, bổ dưỡng, Hàn Quốc
Không mua những củ măng khi thấy chúng có màu vàng đậm.

Cách nấu lẩu vịt xiêm măng chua ngon đúng điệu

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

  • Vịt sơ chế như món lẩu ở trên. Sau khi khửi mùi hôi của vịt xong thì chặt thành những lát mỏng, dài vừa nấu dễ thấm vừa dễ ăn.
  • Đậu hũ đem cắt thành những khối vuông vừa ăn, có thể đem chiên vàng sẽ ngon hơn. Măng chua đem rửa sạch kỹ rồi cắt miếng vừa ăn.
  • Rau muống đem nhặt bỏ bớt lá và bỏ phần gốc cọng hơi cứng. Rửa sạch rồi sau đó ngắt khúc vừa ăn. Cải thảo đem tách riêng từng lá, cắt khúc ngắn vừa ăn. Tiếp theo, đem rau muống và cải thảo ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút rồi rửa lại cho sạch, để trong rổ cho ráo nước.
  • Các loại nấm và rau ăn kèm cũng làm sạch rồi rửa với nước xong để ráo. Sả cây đem cắt khúc rồi đập dập, sau đó chia thành 2 phần. Hành tím, tỏi bỏ vỏ rồi giã nát cùng với tiêu, 2 trái ớt và ½ sả đã đập dập. Hành nhớ để lại hai củ cắt lát mỏng.

Bước 2: Ướp thịt vịt xiêm với gia vị

Ướp thịt vịt với: 2 muỗng canh sa tế, 1 muỗng muối, 2 muỗng nước mắm, 1 muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng nhỏ bột ngọt; và phần sả, ớt, tỏi, hành đã giã nát cho vào đảo đều lên rồi để khoảng 30 phút cho thịt ngấm gia vị.

Bước 3: Nấu nồi nước lẩu vịt măng chua

  • Lấy 1 cái nồi đun nóng, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn; đun nóng dầu rồi cho hành tím đã cắt lát vào phi thơm lên. Hành tím đã phi thơm thì cho vịt vào xào. Xào đến khi thịt chín, ngấm gia vị đều dậy mùi thơm rồi cho thêm vào nước dừa tươi của 2 trái dừa. Cho thêm nước lọc vào nếu nước dừa không đủ.
  • Sau khi nấu sôi, nhớ vớt bọt thường xuyên để nước lẩu được trong hơn. Khi vịt đã chín mềm vừa ăn thì cho măng chua vào nấu cùng.
  • Sau khi măng chín thì nêm nếm gia vị với 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng nhỏ muối, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường; kiểm tra lại cho hợp khẩu vị là được. Có thể thêm ớt đã đập dập vào nếu thích ăn cay cay nhé. Sau đó tắt bếp.

Bước 4: Hoàn thành món lẩu vịt xiêm măng chua

Giờ thì chỉ việc bày ra bàn nồi lẩu nóng hổi đặt lên trên bếp điện và tiếp tục ninh nhỏ lửa. Lần lượt cho các đồ nhúng lẩu vào khi mọi người đã quay quần bên nồi lẩu sẵn sàng thưởng thức.

Ăn lẩu măng chua nóng mới ngon và chuẩn vị, không nên để nguội sẽ mất ngon. Đầu tiên, nên cho đậu hũ cùng nấm vào nồi trước. Tiếp theo cho rau muống, cải thảo …và thưởng thức cùng bún tươi. Nhớ đừng quên 1 chén nước mắm nguyên chất có pha thêm vài lát ớt hoặc ngon nhất là chén nước mắm gừng nhé.

Cách nấu lẩu vịt măng chua vừa đơn giản vừa thơm ngon cho gia đình thưởng thức. Hương vị beo thơm tư thịt vịt xiêm đã ngấm gia vị đậm đà; nồi nước lẩu chua nhe và ngọt thanh rất kích thích vị giác. Món ăn này càng ngon hơn khi kết hợp các loại rau nấm tươi ngon đấy.

Bật mí cách nấu lẩu vịt xiêm thơm ngon, đậm vị, cach lam, nau an hay nhat, đầy đủ dinh dưỡng
Món lẩu vịt măng cay khi ăn sẽ cảm nhận được thịt vịt rất mềm vốn hòa quyện cũng miếng măng chua cay, tê tê đầu lưỡi mới thú vị làm sao.

4. Thịt vịt có gì tốt cho sức khỏe?

  • Theo đông y, thịt vịt có tính hàn, vị ngọt và hơi mặn. Việc ăn thịt vịt thường xuyên sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ví dụ như: lợi thủy tiêu thũng, tư âm, dưỡng vị và giải độc.
  • Bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa bị xơ vữa động mạch: Vì vịt có chứa hàm lượng chất acid oleic lớn và một số thành phần như dầu oliu; giúp ngừa bị xơ vữa động mạch, tốt cho tim mạch và máu lưu thông. Khoa học đã chứng minh trong thịt vịt có AHA giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng tránh một số triệu chứng thường xảy ra ở người mắc bệnh tim.
  • Tăng cường miễn dịch: Thịt vịt có thể dùng làm món ăn bồi bổ cho người bị suy nhược cơ thể hoặc bị các bệnh như huyết áp tăng, chóng mặt, buồn nôn, ù tai, váng đầu, lao phổi; một số người bị chứng ù tai, bị chán ăn, cơ thể phù nề, sốt, có hiện tượng nóng rát ở lòng bàn tay và bàn chân; người khi ngủ vào ban đêm thường bị ra mồ hôi trộm,…
  • Đặc biệt thịt vịt rất tốt cho phụ nữ: Phụ nữ có kinh nguyệt ít, bị khí hư bạch đới, thể chất yếu sau khi đau bệnh, phụ nữ sau sinh bị thiếu sữa. Nên có chế độ ăn cân đối với thịt vịt sẽ góp phần hỗ trợ ngừa bệnh và khỏe nhanh hơn.

Trên đây là 3 cách nấu lẩu vịt xiêm thơm ngon, đậm vị. Cùng tham khảo để trổ tài chiêu đãi cho gia đình thưởng thức nhé!

Xem thêm: