Bật mí cách nấu lẩu sườn sụn ngon đậm đà chỉ mất 45 phút. Nếu đã quá quen với các món lẩu: gà, cá, hải sản; thì lẩu sườn sụn sẽ là một gợi ý tuyệt vời đấy.
Sườn sụn (sườn heo) là nguyên liệu thân thuộc được dùng để chế biến nhiều món ngon như: Sườn sụn chua ngọt, sườn sụn rang muối, sườn sụn kho tiêu, cháo sườn sụn… Bên cạnh đó, món lẩu sườn sụn không phải nhiều người nghĩ đến; mặc dù hương vị ngon không kém các lẩu khác đâu. Những dịp đặc biệt của gia đình, có thể là món ăn tuyệt vời để các thành viên quây quần bên nhau thưởng thức. Lẩu sườn sụn cũng được biến tấu nhiều hương vị khác nhau như: Lẩu sườn sụn om sấu, lẩu sườn sụn riêu cua, lẩu sườn sụn kiểu truyền thống. Dưới đây, Mucwomen sẽ hướng dẫn 3 cách nấu lẩu sườn sụn này để chúng ta cùng tham khảo nhé.
Xem nhanh
Cách nấu lẩu sườn sụn ngon kiểu truyền thống
Nguyên liệu làm lẩu sườn sụn kiểu truyền thống
- Sườn sụn 400 gam
- Tỏi 4 củ
- Củ sen 150 gram
- Táo tàu 1 gram
- Hắc xì dầu 1 chai
- Nước tương 1 ít
- Các loại rau ăn kèm: cải thảo, rau muống, tần ô… (tùy thích)
- Gia vị thông dụng: Dầu ăn, muối, hạt nêm, tiêu bột, đường phèn…
Cách chế biến món lẩu sườn sụn truyền thống
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu
Sau khi mua sườn sụn về, chặt sườn thành những miếng vừa ăn. Đem rửa sạch với nước rồi chần sơ qua sườn bằng nước sôi; sau đó vớt sườn ra 1 cái bát. Tiếp theo, ướp sườn sụn với 2 muỗng hắc xì dầu và 1 muỗng nước tương; trộn đều tay để ngấm vào.
Tỏi rửa sạch, nhớ giữ nguyên vỏ rồi đem nướng trên lửa than hoặc bếp gas.
Củ sen đem rửa sạch, cắt thành những miếng vừa ăn.
Táo tàu đem rửa sạch, rồi ngâm táo với nước cho nở ra.
Bước 2: Nấu nồi nước lẩu sườn sụn
Lấy 1 cái nồi đun sôi 2 lít nước, rồi cho sườn sụn đã ướp vào nồi. Để tăng thêm vị đậm đà cho nồi nước thì bỏ củ tỏi đã nướng vào.
Tiếp theo, nêm nếm thêm gia vị với: 1 muỗng canh tiêu sọ, 2 muỗng canh hạt nêm, 2 muỗng đường phèn, 1 muỗng canh muối và táo tàu. Nấu tiếp trong khoảng 40 phút cho đến khi sườn đã mềm là được rồi.
Thành phẩm món lẩu sườn sụn truyền thống
Vậy là đã hoàn thành xong nồi lẩu sườn sụn rồi đấy. Có thể bày nồi lẩu ra bàn, đồng thời dọn các nguyên liệu ăn kèm ra. Các loại rau ăn kèm như: Tần ô, cải thảo, rau bạc hà, nấm, rau muống, … Lẩu này có thể ăn với mỳ quảng hoặc bún tươi đều ngon cả. Nhớ đừng quên chuẩn bị 1 chén nước mắm chua ngọt nữa nhé. Cách nấu khá đơn giản, chúng ta có thể thay đổi món lẩu mới này cũng khá thú vị thay vì lẩu hải sản, lẩu cá quá quen thuộc nhỉ.
Cách nấu lẩu sườn sụn om sấu ngon
Nguyên liệu làm lẩu sườn sụn om sấu
- Sườn sụn heo: 1kg
- Thịt thăn: 500 g
- Cà chua: 3 trái
- Hành tây: 1 củ
- Quả sấu: 5 quả
- Đậu hũ: 3 lát
- Củ khoai môn: 2 củ
- Lá mùi tàu: 1 ít
- Gia vị để nêm nếm : Dầu ăn, tiêu bột, muối, hạt nêm, bột ngọt, đường…
Cách chế biến món lẩu sườn sụn om sấu
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu nấu lẩu sườn sụn om sấu
Sườn đã mua về đem rửa sạch, chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Đồng thời, nấu 1 nồi nước sôi dùng để chần sơ qua sườn giúp khử mùi tanh và sạch. Sau đó rửa lại bằng nước rồi để ráo.
Thịt thăn đem rửa sạch với nước; sau đó thái mỏng miếng thịt ra.
Khoai môn đem gọt vỏ; rồi cắt củ khoai ra thành những miếng vừa ăn.
Đậu hũ đem cát lát thành từng miếng dạng hình vuông.
Cà chua rửa sạch với nước; cắt thành dạng múi cau.
Hành lá, mùi tàu làm sạch rồi cắt khúc sau để vào 1 cái chén.
Hành tây bóc vỏ, rửa sạch rồi cắt dọc quả thành dạng những múi cau nhỏ.
Quả sấu rửa sạch rồi đem khía cạnh; sẽ giúp sấu có thể tiết ra vị chua cho nồi lẩu.
Rau cải bắp, hoa chuối, rau muống đem nhặt sạch rau, rồi ngâm chúng với nước muối pha loãng để an toàn. Sau đó vớt ra để ráo nước dùng kèm với lẩu.
Bước 2: Tiến hành nấu nồi lẩu sườn sụn om sấu
Lấy 1 cái nồi cho sườn sụn vào với nước; nấu từ 30- 40 phút cho đến khi nước sôi và sườn chín mềm. Sau đó vớt sườn sụn ra tô. Tiếp tục, bỏ vào nồi nước dùng phần hành tây, cà chua đã được cắt múi cau; bỏ tiếp sấu và khoai môn đã được sơ chế vào nấu cùng.
Nêm nếm các loại gia vị: muối, đường, hạt nêm, bột ngọt với tỷ lệ phù hợp sao cho nồi nước lẩu có vị chua ngọt là được. Sau khi nồi lẩu đã chín đều các nguyên liệu và hương thơm đậm vị thì tắt bếp.
Thành phẩm món lẩu sườn sụn om sấu
Bày ra bàn nồi lẩu sườn sụn, các loại rau ăn kèm, chén nước mắm chua ngọt đã chuẩn bị sẵn. Xong rồi mời cả nhà cùng thưởng thức thôi nào. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt tự nhiên của sườn sụn hòa quyện vị hơi chua chua từ sấu; nước lẩu đậm đà, màu sắc hấp dẫn khó cưỡng lại.
Cách nấu lẩu sườn sụn riêu cua
Nguyên liệu làm lẩu sườn sụn riêu cua
- 400 – 400 gram sườn son
- 400 – 500 gram cua đồng
- 500 gram thịt bò
- 2 củ hành tím khô
- Rau thơm: hành lá, mùi tàu, xà lách, cà chua, rau tía tô (có thể tùy thích)
- Các loại rau ăn kèm: Rau đay, mùng tơi, rau cải, hoa chuối
- Gia vị: Dầu ăn, hạt nêm, nước mắm, đường, muối, bỗng rượu.
Cách chế biến món lẩu sườn sụn riêu cua
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Cua đồng nên nhờ người bán làm sạch sẵn; đem về chỉ cần lọc lấy gạch cua cho vào một bát riêng.
Sườn non chặt thành những miếng vừa ăn, đem rửa sạch; cho vào chần qua nước sôi, sau đó vớt ra để ráo.
Đậu phụ đem đi cắt thành miếng vuông nhỏ; rồi cho vào chảo chiên vàng đều.
Thịt bò thái lát mỏng; ướp thịt bò cho dậy mùi thơm với gừng và tiêu.
Hoa chuối sau khi đã thái nhỏ đem ngâm với chậu nước đã pha giấm hoặc chanh. Điều này giúp cho hoa chuối không bị thâm và vẫn giữ được màu trắng đẹp.
Hành lá, rau mùi đem thái nhỏ. Phần củ của hành hành thái đem chẻ ra để riêng; phần lá thái nhỏ để riêng.
Cà chua rửa rồi thái dạng múi cau.
Bước 2: Nấu nồi lẩu sườn sụn thập cẩm
Đầu tiên, lấy cái chảo đun nóng dầu, phi thơm hành khô; sau đó cho gạch cua vào xào. Nhớ đổ thêm ít nước mắm vào trong khi xào. Khi gạch cua chín thì múc ra bát để riêng.
Tiếp theo, nấu nước dùng lẩu bằng nước cua. Lấy 1 cái nồi, cho nước cua vào nồi sau khi phi thơm hành khô. Cho thêm một ít muối, ít đường và bỗng rượu vào nồi. Nấu tới khi nào nước sôi mạnh thì hạ lửa nhỏ xuống. Dùng muỗng vớt gạch cua đang nổi trên mặt nước ra bát gạch cua lúc nãy.
Cuối cùng, cho sườn sụn và tất cả nguyên liệu còn lại đã sơ chế xong vào trong nồi nước (cà chua, nồi xương sườn và đậu phụ); rồi đun đến khi sôi. Cho vào nồi 1 ít nước mắm để có vị đậm hơn. Sau khi tất cả đã chín thì cho rau thơm vào; rồi nêm ném lại gia vị cho vừa miệng thì tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thiện món lẩu sườn sụn riêu cua
Bày nồi lẩu ra bàn cùng với đĩa thịt bò. Để giữ được vị xanh giòn của rau và độ thơm của thịt bò; khi ăn thì cho thịt bò vào nồi nhúng như vậy sẽ ngon hơn. Các loại rau ăn kèm bày ra và cho vào từng phần trong khi ăn nhé; để giúp cho rau giòn và ăn ngay khi vừa chín.
Chuẩn bị chén nước tương gừng hoặc muối chanh ớt; đều sẽ là món nước chấm tuyệt vời cho lẩu sườn sụn thập cẩm. Nếu ai thích ăn mắm tôm thì có thể chuẩn bị thêm 1 chén bên cạnh nữa nhé.
Thành phẩm món lẩu sườn sụn riêu cua
Vậy là chỉ mất tầm khoảng 45 phút; chúng ta đã hoàn thành xong nồi lẩu sườn sụn riêu cua thơm ngon không kém phần hấp dẫn. Món lẩu này có điểm cộng là vị ngọt của cua đồng, nấm, sườn sụn cùng với vị thơm từ các loại rau thơm và gia vị. Hương vị đậm đà, lạ miệng chắc chắn sẽ khiến cả nhà ngạc nhiên vì tay nghề nấu nướng của chị em mình đấy.
Lẩu sườn sụn nấu đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Các chị em có thể tham khảo cách nấu lẩu sườn sụn ngon này để nấu chiêu đãi cả nhà nhé.
Xem thêm: