Hướng dẫn cách nấu lẩu nghêu ngon vừa đơn giản vừa chuẩn vị. Hầu như ai cũng thích nghêu không chỉ vì ngon miệng mà có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nữa.

Giá trị dinh dưỡng của nghêu

Nghêu là một loại vật thân mềm, sống ở gần các bờ biển. Từ xưa tới nay, nghêu luôn được nhiều người yêu thích và chế biến thành nhiều món ăn đơn giản, thơm ngon. Bên cạnh đó, nghêu chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết; giúp cho cơ thể khỏe mạnh và nhiều năng lượng tốt; ngăn ngừa nhiều bệnh tật như: ngừa viêm khớp, điều chỉnh lượng đường trong máu, giúp răng và nướu khỏe, đẹp da, ngừa thiếu máu, tăng miễn dịch, ….

Trong nghêu có chứa loại vitamin B12 – đặc biệt tốt cho trí nhớ và loại vitamin C – giúp làm nhanh lành vết thương. Ngoài ra, nghêu còn chứa nhiều thành phần khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: Sắt, kali, calci,… giúp tăng sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh. Nghêu còn có chứa hàm lượng protein cao hơn hàu; và lượng chất béo trong nghêu là tương đương với thịt gà. Trong 100 gr ngao chứa khoảng 140 mg omega-3, rất tốt cho tim mạch.

Lẩu nghêu hương vị chua cay được chế biến khá đơn giản; nguyên liệu chính là nghêu với nhiều loại rau củ; hơi giống như món canh nghêu chua vậy. Với mùi thơm nhẹ từ gừng, riềng và vị ngọt thanh của nghêu làm cho nước lẩu vừa lạ miệng vừa có nét đặc trưng riêng của lẩu nghêu. Cùng Mucwomen tham khảo cách nấu lẩu nghêu ngon dưới đây nhé.

2 cách nấu lẩu nghêu ngon thơm, vị đậm đà

1. Cách nấu lẩu nghêu vị chua cay

Nguyên liệu làm lẩu nghêu chua cay

  • 3 kg nghêu
  • 300 gam tôm sú lớn
  • 1 trái thơm
  • 200 gam cà chua
  • 500 gam rau cải tần ô
  • Ngò gai, hành lá
  • 1 lít nước dùng
  • 2 củ hành tím, 1 củ tỏi, 2 trái ớt sừng
  • Gia vị: Dầu ăn, đường, nước mắm, muối,…
Nguyên liệu làm lẩu nghêu chua cay, trái, hến, hấp thái, rau ăn kèm, cốt, sả gừng, bao nhiêu phút
Nghêu hay ngao là tên gọi dùng để chỉ các loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ thuộc họ Veneridae chuyên sống ở vùng nước ven biển có độ mặn cao, nhiều đất cát sỏi (ảnh: internet).

Cách chế biến món lẩu nghêu chua cay

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu nấu lẩu nghêu
  • Hành tím và tỏi bóc bỏ vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.
  • Ớt rửa sạch bỏ cuống, thái thành những khoanh nhỏ
  • Thơm gọt sạch vỏ rồi rửa sạch, cắt bỏ mắt, thái thành những khoanh dày khoảng 3cm; mỗi khoanh cắt thành 4 miếng hình tam giác rồi đem ướp với 1 muỗng canh đường.
  • Cải tần ô nhặt rồi rửa sạch, để cho ráo nước rồi đem bày ra đĩa.
  • Cà chua rửa sạch, cắt bỏ cuống; thái dạng múi cau và ướp cùng 1 muỗng cà phê đường.
  • Hành lá nhặt, rửa sạch rồi cắt phần đầu hành để riêng; phần lá hành đem thái nhỏ.
  • Ngò gai rửa sạch rồi thái nhỏ.

Nghêu rửa sạch, cho vào xoong luộc sơ khi nghêu vừa hơi hé vỏ thì nhấc xuống; tách bỏ vỏ gỡ lấy phần nạc bên trong. Nước luộc nghêu lọc và để đựng vào một cái tô.

Tôm sú rửa sạch, bóc bỏ vỏ và phần đầu tôm; rút chỉ đen trên lưng tôm và giữ lại đuôi. Sau đó, xếp nạc nghêu cùng với tôm vào 1 đĩa cho vào tủ lạnh.

Bước 2: Nấu nước dùng lẩu nghêu vị chua cay
  • Đầu tiên, lấy 1 cái chảo đun nóng rồi cho dầu ăn vào, khi dầu đã nóng già thì cho tỏi băm vào phi thơm lên.
  • Tiếp theo, cho ngò gai vào xào chảo xào nhanh trên lửa lớn khoảng 1 phút rồi tắt bếp.
  • Kế tiếp, cho nước dùng đã chuẩn vị cùng với nước lọc nghêu ban nãy vào một cái nồi rồi đun cho sôi lên.
Bước 3: Hoàn thiện nồi lẩu nghêu chua cay

Hầm nước lẩu trong khoảng 20 phút ; sau đó cho nước dùng này vào nồi lẩu. Bắc nồi lên bếp gas mini; bày cải tần ô, phần nghêu và tôm lên bàn.

Nấu sôi nước trong nồi lẩu lại, sau đó cho cà chua, đầu hành lá cắt ngắn vào nồi cùng với gia vị: muối, đường, ngò gai xào dầu và tỏi, ớt đã cắt khoanh nhỏ.

Tiếp tục nấu, khi nước sôi lại, lần lượt bỏ nạc nghêu, tôm và rau tần ô vào nồi lẩu. Đun cho chín là thưởng thức ngay nhé. Ăn lẩu thì phải ăn liền ngay khi chín mới ngon. Ăn tới đâu thì cho nguyên liệu vào tới đấy. Nhớ bày ra bàn nồi lẩu cùng với bún tươi và chén nước mắm ớt chua ngọt rồi ăn thôi nào.

Hoàn thiện nồi lẩu nghêu chua cay, con sống, có tác dụng gì, biển hến, tải, hay nhất, các món, sách
Món lẩu này chế biến cực kì đơn giản nhưng cho mùi vị thanh ngọt và hấp dẫn vô cùng.

Thành phẩm món lẩu nghêu chua cay

Nồi lẩu nghêu chua cay chuẩn vị khi đạt được vị nước lẩu thanh ngọt nhẹ, hơi chua chua cay cay tự nhiên. Mùi thơm nhẹ và nặng mùi nghêu đặc trưng của lẩu nghêu. Các nguyên liệu rau ăn kèm xanh mướt và khi bỏ vào nấu vừa chín tới sẽ ngon hơn nấu chín quá. Với công thức đơn giản, không tốn nhiều thời gian mà vẫn có món lẩu ngon thơm ngay tại nhà. Mời cả gia đình cùng thưởng thức những dịp cuối tuần hoặc dịp đặc biệt cũng khá thú vị nhỉ.

Thành phẩm món lẩu nghêu chua cay, hàng ngày, công thức, đồ, dạy cách làm, tổng hợp, phổi, máu
Món lẩu nghêu sẽ mang lại một trải nghiệm mới lạ với hương vị đặc biệt của nước dùng ngọt thanh, chua chua cay cay.

2. Cách nấu lẩu nghêu rau muống

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm lẩu nghêu rau muống

  • 1 kg nghêu (còn nguyên vỏ)
  • 100 g nạc nghêu (nghêu đã tách phần vỏ)
  • 2 lít nước dùng (xương heo hầm lấy nước sẵn)
  • 200 g cà chua
  • 1/2 trái thơm
  • 50 g sả băm
  • 3 nhánh sả cây
  • 1 củ Gừng và 1 củ riềng
  • 100 g me chín
  • 1 ít ớt, chanh, màu, hạt điều
  • 1 chén nhỏ tỏi băm nhỏ
  • 1 chén nhỏ hành đã phi
  • 1 kg bún tươi
  • 1 bó rau muống (lấy cọng)
  • Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, tiêu bột, muối, ….
Nguyên liệu cần chuẩn bị làm lẩu nghêu rau muống, nhóm thực phẩm,  bổ dưỡng, tẩm bổ, bổ thận, máu
Cách lẩu nghêu rau muống cực kỳ đơn giản lại nhanh chóng.

Cách chế biến món lẩu rau muống

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu cơ bản

Nghêu còn vỏ đem ngâm trong nước khoảng 15 phút cho sạch cát. Nên cho thêm vài lát ớt đã thái mỏng vào ngâm cùng hoặc ngâm nghêu với nước vo gạo; sẽ giúp nghêu có thể nhanh chóng nhả sạch cát hơn. Sau đó rửa nghêu lại lần nữa, xả lại nước cho sạch rồi để ráo. Xong rồi bỏ nghêu vào 1 cái dĩa.

Gừng và riềng gạo sạch vỏ, rồi thái mỏng; cà chua cắt dạng múi cau, ớt cắt thành những khoanh nhỏ. Thơm làm sạch vỏ, rồi cắt những miếng nhỏ vừa ăn.
Rau muống lặt rau lấy phần cọng, rửa sạch rồi cho vào 1 cái đĩa lớn.

Bước 2: Xào các nguyên liệu cho nồi lẩu nghêu rau muống

Lấy 1 cái chảo đun nóng, cho tỏi vào phi vàng đều; sao đó cho tiếp sả vào phi vàng và thơm. Trút dĩa nạc nghêu vào rồi (nghêu đã bóc vỏ rồi). Xào nghêu chẻ với riềng, gừng, màu, hạt điều và cà chua.

Tiếp theo, cho thơm vào xào tiếp. Xong rồi nêm chút gia vị với đường, muối cho thấm nguyên liệu.

Bước 3: Nấu nồi nước lẩu nghêu rau muống

Lấy 1 cái nồi khác, đổ nước dùng vào nồi rồi đun sôi. Sau đó cho tiếp sả cây đã đập dập, nước me, ớt và 1 số gia vị vào. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị. Kế tiếp, trút chảo vừa xào các nguyên liệu vào nồi nước dùng lẩu rồi đun sôi lại. Sau khi nước sôi lại thì tắt bếp là xong nồi lẩu nghêu.

Thành phẩm món lẩu nghêu rau muống

Bày ra bàn tất cả nguyên liệu của món lẩu: nồi nước lẩu, đĩa nghêu đã sơ chế, đĩa cọng rau muống, bún tươi và 1 chén nước mắm chấm. Khi ăn thì làm sôi nước lẩu lại trên bếp ga mini, rồi cho nghêu vào nấu cho há miệng ra là nghêu đã chín. Cho cọng rau muống vào chần sơ qua cho chín là múc ra thưởng thức thôi.

Món lẩu nghêu rau muống có vị nước lẩu ngọt thanh và ăn cảm giác tươi mát, cọng rau muống giòn giòn và vị nghêu dai dai béo ngọt; khi thưởng thức cảm giác thanh đạm nhẹ nhàng; không giống như các món lẩu thịt cá khác. Vì sự thanh mát đó nên rất nhiều người yêu thích món này.

Cách nấu lẩu nghêu ngon đơn giản hương vị chua cay, mỗi ngày, mon ngon nha lam, thực đơn, uống gì
Cách chọn mua rau muống tươi ngon. Nên mua rau màu xanh thẫm, kích thước chỉ to bằng đầu đũa ăn cơm, tránh chọn những cọng rau to bất thường.

Vài lưu ý khi chế biến và trường hợp không nên ăn nghêu

Không nên cho trẻ em dưới 1 tuổi ăn thịt nghêu; vì trong giai đoạn này khả năng nhai của trẻ nhỏ rất kém.

Không nên nấu cháo nghêu với các thực phẩm giàu vitamin C; vì việc kết hợp như vậy sẽ dễ gây ra ngộ độc thực phẩm.

Không nên ăn hoa quả trước hoặc sau khi vừa ăn ngao xong. Vì hoa quả còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, calci trong hải sản. Lượng tannin trong hoa quả kết hợp với protein, calci sẽ tạo thành loại calci không hòa tan; gây kích thích đường tiêu hóa, đặc biệt dễ gây ra chứng đau bụng, buồn nôn.

Người đau dạ dày không nên ăn nghêu: Nghêu là loại thực phẩm có tính lạnh; không tốt cho người bị đau dạ dày. Nếu muốn ăn ngao; khi ăn nên dùng thêm một ít gừng tươi để điều hòa là được.

Người đang bị cảm lạnh không nên ăn ngao: vì nghêu có tính hàn nên người bị cảm lạnh rất kỵ ăn.

Không tốt cho người bị bệnh thận: Nghêu có tính lạnh và vị mặn nên với người mắc bệnh thận ăn sẽ chậm tiêu; không tốt cho cơ thể.

Người bị bệnh gout không nên ăn nghêu: Nghêu rất giàu chất đạm; vì thế nghêu có chứa thành phần purine cao. Chất purine trong cơ thể sẽ được phân giải thành loại acid uric – nó là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.

Trên đây là 2 món lẩu nghêu đơn giản dễ thực hiện. Hy vọng cách nấu lẩu nghêu ngon thơm này sẽ giúp ích cho chị em thêm món mới cho bữa ăn gia đình.

Xem thêm: