Lẩu cua đồng là món quen thuộc ở các tỉnh miền Tây. Vị ngon đặc trưng của món lẩu cua này luôn được lòng thực khách khi thưởng thức. Cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn ngon ngọt, không tanh mà còn bổ dưỡng và không hề khó thực hiện. Với những nguyên liệu có sẵn dễ kiếm là có thể có ngay lẩu cua đồng để chiêu đãi vào dịp cuối tuần này cho gia đình mình rồi.

Nguyên liệu cho cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn

  • Cua xay: 500gram
  • Hột vịt lộn: 5 trái
  • Cà chua: 3-4 trái
  • Chả cá: 200gram
  • Đậu hũ chiên vàng: 3 miếng
  • Nấm rơm: 200gram
  • Củ Hành lá: 5-6 củ
  • Rau lẩu: Mồng tơi, mướp, bông bí
  • Gia vị nêm nếm:  muối, đường, hạt nêm, bột ngọt…

Cách làm lẩu cua đồng hột vịt lộn

Bước 1: Lọc cua

Ăn trứng vịt lộn khó tiêu vì nó chứa nhiều hàm lượng chất đạm và cholesterol. Lương y khuyến cáo buổi tối nên tránh ăn  nếu không người ăn sẽ bị khó chịu, đầy hơi, không có ích cho hệ tiêu hóa.
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong một quả trứng vịt lộn có chứa 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipid, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholester (ảnh: internet).

Cho ½ thìa cafe muối vào thịt cua xay. Tiến hành cho nước vào và lược cua. Lược dần dần từng phần nhỏ để có thể lấy được hết phần thịt và các chất dinh dưỡng trong cua.

Dùng ray đổ qua để lấy nước dùng. Lưu ý đổ nước từ từ từng chút một và lược đến khi vỏ cua trắng thì ngưng.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu

Nấm rơm cắt đôi rồi đem ngâm với nước muối

Cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn ngon không mùi tanh
Theo Đông Y, trứng vịt lộn là món ăn bài thuốc có lợi ích dưỡng huyết, giúp cơ thể nhanh trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý (ảnh: internet).

Hành lá cắt nhuyễn, 1 chút hành phi và 1 chút dầu ăn cho vào chả cá rồi trộn đều

Dùng 1 cái chảo cho hành tím vào phi thơm lên rồi cho cà chua vào xào đều. Sau đó, cho thêm vào 1 thìa canh hạt nêm để cà chua ngấm đậm đà.

Bước 3: Nấu lẩu

Nhấc nồi nước lọc cua lên bếp rồi đun đến khi sôi. Nhớ đun với lửa vừa phải để gạch cua không bị bể nát

Khi gạch cua nổi hẳn lên trên và tạo ra những tảng lớn thì vớt ra ngoài. Vớt hết gạch ra thì cho hết phần cà chua vừa xào ở trên vào nồi nước dùng cua. Nước sôi trở lại, dùng muỗng chắn từng miếng chả cá nhỏ rồi bỏ vào nồi. Sau đó, nếm nếm lại cho vừa miệng.

Trứng vịt lộn ăn cùng gừng và rau răm. Là cách kết hợp  đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Rau răm, gừng vị cay nồng, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn.
Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai trứng vịt lộn là khoảng 5g gừng tươi thái chỉ, 5g rau răm tươi (ảnh: internet).

Cho nấm rơm, cà chua và đậu hũ vào sau khi chả cá đã được chín. Nấu thêm chừng 5 phút nữa thì tắt lửa. Khi ăn, bắc lên bếp lại rồi cho trứng vịt lộn vào là đã hoàn thành.

Thành phẩm cho cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn

Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi  ăn quá nhiều trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dễ sình bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa. Hột vịt lộn xào me; Hột vịt lộn bắc thảo; Hột vịt lộn nướng muối ớt;
Cua đồng có tên khoa học Somaniathelphusia sinensis, phân bố rộng ở các vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi nước ta (ảnh: internet).

Món lẩu cua đồng hột vịt lộn thơm ngon và hấp dẫn. Nước dùng ngon ngọt, cua của gạch bùi nhiều dinh dưỡng; chả cá dai ăn kèn với rau và bún thì tuyệt vời. Với món lẩu cua đồng này thì bỏ hột vịt lộn vào ngay khi ăn không nên bỏ vào trước. Vừa nóng hổi thơm ngon và đặc biệt không bị tanh. Chỉ cần dành một chút thời gian là đã có ngay món ngon chiêu đãi gia đình của mình rồi.