Cách nấu cơm gạo lứt với đậu đỏ đúng chuẩn, cơm và đậu chín đều, thơm ngon. Cơm gạo lứt nấu với đậu đỏ còn được coi là một món ăn chữa bệnh rất hiệu quả.
Gạo lứt hay còn gọi là gạo lật là loại gạo còn nguyên hạt, chỉ loại bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, còn lại lớp cám gạo và mầm rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất. Gạo lứt thường được dùng để hỗ trợ điều trị các vấn đề về sức khỏe như đau dạ dày, tiêu chảy, giun đường ruột, tích nước, vàng da, bỏng, chảy máu cam, nôn ra máu, sốt, viêm nhiễm, trĩ, liệt, vảy nến,…
Ngoài ra, nó còn hoạt động như một chất kích thích sự thèm ăn, chất làm dịu, làm se hoặc như một loại thuốc bổ. Gạo lứt và đậu đỏ khi nấu kết hợp với nhau đều là những loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe. Cùng tham khảo cách nấu cơm gạo lứt với đậu đỏ dẻo thơm sau đây nhé.
Xem nhanh
Nguyên liệu nấu cơm gạo lứt với đậu đỏ
- Gạo lứt: 1 bát
- Muối: 1/4 thìa cà phê
- Đậu đỏ: 1/2 bát.
Khi nấu cơm gạo lứt với đậu đỏ, nên chọn loại gạo lứt nguyên chất để cơm dẻo và thơm hơn. Ngoài ra, nên đảm bảo tỷ lệ đậu đỏ không vượt quá 25% so với gạo lứt vì nếu nhiều đậu quá sẽ dễ bị đầy bụng, khó chịu khi ăn.
Cách nấu cơm gạo lứt với đậu đỏ dẻo ngon
Bước 1: Ngâm gạo lứt
Chúng ta có thể chọn gạo lứt trắng, đen, đỏ hoặc tím… Sau đó, nhặt sạch sạn và vo gạo rồi cho vào nồi cơm điện, đổ thêm nước sao cho cách mặt gạo khoảng 1 đốt ngón tay hoặc căn tùy theo sở thích ăn mềm hay khô. Tiếp tục đậy kín nắp nồi rồi ngâm khoảng 6 – 8 tiếng.
Bước 2: Ngâm đậu đỏ
Với đậu đỏ, chúng ta nhặt hạt hư, sâu rồi đổ nước ấm vào ngâm qua đêm hoặc từ 8 – 12 tiếng cho hạt đậu nở ra.
Bước 3: Nấu cơm gạo lứt với đậu đỏ
Chúng ta cho đậu đã ngâm vào nồi gạo lứt đã ngâm, thêm 1/2 muỗng cà phê muối và 1 muỗng cà phê dầu mè, khuấy đều rồi cho nước vào sao cho mực nước cao chừng một đốt ngón tay. Cắm điện và bật chế độ nấu.
Để nấu cơm ngon, cần lưu ý. Với nồi cơm cơ, khi cơm bắt đầu sôi, cần bật chế độ giữ ấm để ủ trong vòng 20 phút, sau đó vặn nhỏ nút cook rồi cho cơm vào nấu cho đến khi cơm chín mềm. Với nồi cơm điện thông thường, cũng thực hiện tương tự; khi cơm sôi, nên nhấn nút hủy sau đó nhấn nút giữ ấm trong 20 phút. Sau đó nhấn nút nấu lần nữa là xong.
Gạo lứt, đậu đỏ là những loại ngũ cốc cung cấp nhiều vitamin giúp giảm mệt mỏi; ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng tuần hoàn máu và có công dụng làm đẹp.
Công dụng của gạo lứt đối với sức khỏe
Giảm cân hiệu quả
Có thể sử dụng gạo lứt để thay thế các loại ngũ cốc tinh chế như mì ống trắng, gạo trắng với mục đích giảm cân. Chất xơ có trong gạo lứt rất hữu ích trong việc giảm cân; vì nó làm cho cơ thể cảm thấy no nhanh hơn, hạn chế sự thèm ăn.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Gạo lứt là thực phẩm tốt cho tim mạch; vì nó chứa nhiều chất xơ và các hợp chất có lợi khác. Chất xơ trong gạo lứt giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh như tắc nghẽn động mạch, tim mạch, hô hấp. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn ngũ cốc nguyên hạt; đặc biệt là gạo lứt, có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành thấp hơn 21% so với những người hiếm khi ăn chúng.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Việc sử dụng gạo lứt thay thế gạo trắng có thể mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ăn 2 phần gạo lứt mỗi ngày; sẽ giảm đáng kể lượng đường trong máu sau ăn và hemoglobin A1c. Gạo lứt có thể làm được điều này vì chỉ số đường huyết của nó thấp hơn gạo trắng. Nó cũng được tiêu hóa chậm hơn và ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hơn.
Không chứa gluten
Gluten là một loại protein được tìm thấy trong các loại ngũ cốc như lúa mạch và lúa mì. Ngày nay, nhiều người thích và theo một chế độ ăn không có gluten. Vì Gluten có thể gây ra các phản ứng dị ứng, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn; hoặc tiêu chảy ở những người không dung nạp gluten. Chế độ ăn không chứa gluten có nhiều lợi ích sức khỏe cho những người mắc bệnh tự miễn dịch. Điều tuyệt vời là gạo lứt không chứa protein này. Vì vậy nó đã trở thành một lựa chọn an toàn cho những người không thể tiêu thụ gluten.
Tăng cường sức khỏe của xương
Magiê là thành phần chính trong gạo lứt, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho xương chắc khỏe. Ngoài ra, đây còn là chất hỗ trợ kích hoạt vitamin D giúp cơ thể hấp thụ nhiều canxi hơn; ngăn ngừa các tình trạng như gãy xương, mật độ xương thấp, viêm khớp, loãng xương hay khử khoáng ở xương.
Tốt cho trẻ sơ sinh
Gạo lứt là nguồn nguyên liệu cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của gạo lứt đối với trẻ sơ sinh, bao gồm:
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ do lượng chất xơ dồi dào trong gạo lứt.
- Gạo lứt chứa nhiều vitamin B giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não.
- Protein trong gạo lứt giúp trẻ nhỏ phát triển cơ, khớp và dây chằng.
- Cung cấp năng lượng giúp trẻ năng động suốt ngày dài
Mucwomen vừa chia sẻ cách nấu cơm gạo lứt với đậu đỏ dẻo ngon đúng chuẩn và lợi ích của loại gạo này với sức khỏe. Cùng tham khảo cách nấu cơm này nhé.
Xem thêm: