Cách làm mứt dâu tằm khô thường rất “đắt hàng” vào dịp Tết với ý nghĩa cầu chúc may mắn. Có rất nhiều loại mứt được làm từ dâu tằm nhưng cách làm mứt dâu tằm khô là bí kíp hấp dẫn với vị chua thanh thanh cùng vị ngọt nhẹ luôn lôi cuốn mọi người.

Cách làm mứt dâu tằm khô

Nguyên liệu

  • Dâu tằm chín : 1kg
  • Đường cát trắng: 400 gram
  • Chanh: 1 quả

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Rửa sạch dâu tằm, loại bỏ thân, lá, mảnh vụn và có thể ngâm với một ít muối để đảm bảo là thật sạch.
Lưu ý: dâu tằm chín dễ bị dập nên cần nhẹ tay trong khi rửa.

Dâu tằm rẻ vì nó dễ kiếm, chứ không phải là vì nó không có nhiều tác dụng. Quả dâu càng chín (tím đen) càng thơm ngọt, bớt chua chát, nhiều chất bổ dưỡng. Trong quả dâu có 84,71% nước,  9,19% đường và axit 80% (có axit malic, axit sucinic), protit 0,36%, tanin, vitamin C, caroten. Dâu tằm trắng; Dâu tằm đen;
Cây dâu tằm (Morus alba) tại Việt Nam gọi đơn giản là cây dâu, hay cây dâu trắng có nguồn gốc từ khu vực phía Đông Châu Á (ảnh: internet)

Bước 2: Ngâm dâu tằm với đường

Chuẩn bị một nồi thép không gỉ lớn và cho dâu tằm vào ngâm với đường. Nếu ngâm với số lượng lớn thì nên chia 2 đến 3 lớp với một lớp dâu tằm xen kẽ với một lớp đường. Sau đó, chỉ cần chờ cho đường tan chảy hết thành nước.

Bước 3: Thực hiện cách làm mứt dâu tằm khô

Chanh vắt lấy nước cốt sau đó cho vào nồi dâu tằm và nấu đến khi sôi rồi cho nhỏ lửa. Trong lúc nấu, lưu ý đảo nhẹ tay để không làm nát dâu. Đến khi dâu mềm, nước đường sánh và keo lại thì tắt lửa, chờ hỗn hợp nguội hẳn. Cho vào lò vi sóng sấy ở nhiệt độ 100 độ C khoảng 20 phút để mứt khô. Và sau đó lấy ra thưởng thức.

Bước 4: Bảo quản

Để mứt dâu tằm khô được bảo quản an toàn thì nên bỏ trong lọ thủy tinh hoặc hộp nhựa. Để những nơi thoáng mát hoặc có thể bảo quản trong tủ lạnh ăn sẽ ngon hơn.

Tiện ích

Dâu tằm thường chín và có nhiều ở tháng 4 hàng năm. Có khoảng 3 – 4 tuần là hết vụ. Dâu tằm cung cấp nhiều sắt, canxi, vitamin A, C, E và K, folate, thiamin, Pyridoxine, Niacin và chất xơ. Theo Đông y, dâu tằm cũng được chế biến nhiều bài thuốc đem lại lợi ích cho sức khỏe. Quả dâu tằm có thể chữa mất ngủ, chống bạc tóc, ho, khớp xương, thông huyết khí, giúp da dẻ trắng đẹp, hồng hào…

Tháng 4 chính là thời điểm dâu tằm chín rộ nhất, dâu chín đỏ mọng và hầu như còn sót lại rất ít vị chua. Dâu tằm ngon là vậy, nhưng khổ cái lại rất dễ hỏng, ngay cả khi để tủ lạnh cũng chỉ được vài ba ngày là cùng. Vì vậy, người ta đã nghĩ ra cách làm dâu tằm ngâm đường phèn để kéo dài mùa dâu. Thậm chí nếu biết cách ngâm và bảo quản, bạn có thể có dâu tằm dùng quanh năm. Dâu tằm ngâm đường phèn; Dâu tằm ngâm rượu; Dâu tằm ngâm mật ong;
Lá dâu chứa acid amin tự do (phenylalanin, leucin, alanin, arginin, sarcosin, acid pipercholic …); protid, vitamin C, B1, D; acid hữu cơ : succinic, propionic, isobutyric …., tanin (ảnh: internet)

Không cần phải cất công lên Đà Lạt để mua và thưởng thức; hãy xem cách làm mứt dâu tằm khô trên Mucwomen để làm cho gia đình mình món mứt dâu tằm khô thơm ngon nhé.