Chỉ trong khoảng thời gian 4 phút, người đàn ông giật được 5 con cá trê, có con to hơn cổ tay người lớn.

Nhiều độc giả để lại bình luận sau khi xem video:

Bin bin: Cá này dưới cống, hấp thụ tinh hoa của thành phố, chắc ngon lắm.

Lê Hải: Chì, thuỷ ngân tích tụ đầy trong cá, ăn vào mang thêm bệnh!

Thuc vo thanh: Tôi đang lo ai sẽ ăn những con cá như thế này.

Vinh Tuong: Phen này không mua cá trê ở chợ ăn nữa.

Nam Viet: Cái hay là làm sao biết chổ có đó cá.

Vô Ảnh: Câu dưới hố ga lên, cho mình cũng không dám ăn!

Supi Huỳnh: Đúng là sư phụ câu cá…câu mọi nơi, mọi lúc, chỉ cần sợi dây và miếng mồi là đủ.

Đinh Ngọc: Mang ra chợ là cá đồng và cá dưới cống như nhau.

Bui cuong: Câu chơi thôi chứ chắc không dám ăn.

Thaisu575: Mong sao chỉ là câu chơi thui, đừng ăn và càng đừng bán nhé tội lắm.

Video câu cá giữa phố Sài Gòn:

Nguồn video: Vnexpress.

Những đặc trưng thú vị về loài cá trê

Theo wikipedia, họ cá trê có khoảng 15 chi với khoảng 114 loài. Tất cả các loài cá trê đều là cá nước ngọt. Chúng có khả năng lấy oxy từ không khí do chúng có khả năng hít thở không khí nhờ một cơ quan phức tạp mọc ra từ vòm mang.

Cá trê ở Việt Nam thuộc bộ cá da trơn, sống ở ao, đầm, sông, hồ với đặc điểm hình thái là không có vảy và sở hữu 2 – 4 đôi râu ở mũi hoặc 2 bên hàm trên.

Tại sao cá trê có nhiều râu?

Theo khoahoc.tv, cá trê là loài kiếm ăn ở tầng đáy, nhiều bùn. Ở dưới tầng đáy, ánh sáng là thứ xa xỉ nên mắt của nó thường rất nhỏ, chưa phát triển, thay vào đó nó đã phát triển thành một hệ thống xúc giác rất quan trọng đó là những bộ râu.

Râu của cá tuy bằng da nhưng có nhiều dây thần kinh. Mỗi chiếc râu đều có các chồi vị giác và các cảm biến khứu giác đặc biệt giúp nó ngửi và điều hướng môi trường xung quanh. Râu trở thành một công cụ tìm đường giúp nó phát hiện các vật thể trong môi trường nước dưới đáy bùn.

Đây là loài kiếm ăn về đêm, khi đến vùng tối, nó dùng râu để tìm thức ăn. Chúng cũng sử dụng râu để cảm nhận và nếm thử mọi thứ. Vì vậy, có thể nói râu giúp cho cuộc sống của chúng dễ dàng hơn.

Video: Cần thủ giật cá trê liên tục ở hố ga trên phố Sài Gòn
Râu của cá trê không độc nên nó vô hại đối với con người (ảnh chụp màn hình khoahoc.tv).

Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, nó cũng có thể khiến bạn bị thương. Khi bị cắt râu, nó cũng cảm thấy đau vì nó chứa nhiều dây thần kinh. Do đó, chúng cũng sẽ mất khả năng định hướng, tìm con mồi và bỏ chạy khi gặp nguy hiểm.

Râu cá trê có mọc lại được không?

Râu cá trê là một thứ gì đó rất độc đáo đối với những ai lần đầu tiên nhìn thấy chúng. Vì vậy, có một số người thắc mắc rằng liệu bộ phận này của con cá trê có mọc lại hay không. Râu của cá trê sẽ mọc lại bất kể vì lý do gì mà nó bị cắt hoặc rụng trước đó.

Sự phát triển trở lại của râu cá trê phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng nước, dinh dưỡng và độ tuổi của cá.