Cá trê khủng chán cảnh sống dưới ao tù túng nên phi đại lên bờ hóng gió và thăm thú tình hình trước sự bất ngờ của gia chủ.

Có lẽ con cá trê khủng này cảm thấy ngột ngạt khi sống dưới ao nên nó đã trèo lên bờ để thăm thú cảnh vật nên bị gia chủ bắt gặp. Sau khi đoạn video được đăng tải đã nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng về khoảnh khắc ấn tượng này.
Video ghi lại khoảnh khắc cá trê khủng leo lên bờ hóng gió:

Nguồn video: VnExpress

Bình luận của độc giả về khoảnh khắc cá trê khủng leo lên bờ hóng gió

– Sau một thời gian nữa không chừng nó sẽ mọc thêm chân và đi lên bờ luôn quá.
– Bên ngoài có sông lớn nên nó nghe tiếng nước bên ngoài nó định chùn đi đấy.
– Nó đi tìm củ gừng, kẻ thù không đội trời chung của nó đây mà.
– Bao năm đi câu mà tui chưa từng câu được con cá trê to vầy luôn.
– Sống lâu quá, nó thành tinh rồi.
– Đây là dấu hiệu của nước ao bị ô nhiễm nặng, cá khó thở quá phải ngoi lên bờ may chăng hít được chút không khí !
– Nhìn mấy cây chuối thì quả đúng là con cá to thật!

Khám phá: Tại sao cá da trơn có nhiều râu?

Cá trê là loài sống ở đáy, có nhiều bùn. Ở những vùng này, ánh sáng là thứ xa xỉ nên đôi mắt của chúng thường rất nhỏ và kém phát triển nhưng thay vào đó, chúng đã phát triển một hệ thống xúc giác rất quan trọng. Đó là những là râu.

Râu cá da trơn được làm bằng da nhưng có rất nhiều dây thần kinh. Trên mỗi râu có các vị giác và cảm biến khứu giác đặc biệt giúp nó ngửi và định hướng môi trường xung quanh. Điều này làm cho nó trở thành một cơ quan điều hướng giúp nó phát hiện các vật thể trong môi trường nước dưới đáy bùn.

Video: Cá trê khủng leo lên bờ hóng gió
Ảnh: internet

Cá da trơn cũng là loài kiếm ăn về đêm. Khi đến vùng tối, chúng dùng râu để tìm kiếm thức ăn. Chúng cũng sử dụng râu của mình để cảm nhận và nếm thử mọi thứ. Vì vậy, có thể nói, râu giúp cuộc sống của cá trê dễ dàng hơn.

Râu của cá da trơn không độc, không được thiết kế để chích và do đó vô hại với con người. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, bộ phận này của cá trê cũng có thể khiến bạn bị thương. Khi cắt râu, cá trê tự nhiên sẽ cảm thấy đau vì nơi đó chứa dây thần kinh. Đồng thời, chúng cũng sẽ mất khả năng định hướng, tìm kiếm con mồi và bỏ chạy khi gặp nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm: