Mua cá cảnh về chơi, thanh niên sang chấn tâm lý vì chúng không muốn sống dưới nước mà chỉ thích phi lên bờ nằm tắm nắng.
Theo nội dung đoạn video được được đăng tải cho thấy, những con cá cảnh không muốn sống dưới nước mà chỉ thích phi lên bờ tắm nắng. Dù chúng đã được chủ đưa trở lại nước nhưng chỉ trong giây lát chúng lại phi lên bờ.
Video ghi lại cảnh cá cảnh thích lên bờ nằm tắm nắng:
Nguồn video: VnExpress
Bình luận của độc giả về cảnh cá cảnh thích lên bờ nằm tắm nắng
– Môi trường nước có vấn đề hoặc bị rò rỉ điện.
– Có vẻ do nước bẩn nó không thở được đó.
– Người ta đang muốn có làn da rám nắng mà cũng hổng được nữa hà.
– Ngủ quên là thăng đấy.
– Nhìn sơ qua là biết cá bị bệnh rồi. Bị nấm nên cá nó nhảy lên.
– Đây là do nguồn nước bị dơ nên cá sợ bị nấm nên cứ nhảy lên bờ để thông báo cho chủ biết cần phải thay nước.
– Nóng quá tui lên nằm hóng mát tý, bác làm gì căng zợ.
Khám phá: Môi trường nước thích hợp cho sự phát triển của cá cảnh
Độ pH của nước nuôi cá cảnh ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và tăng trưởng của cá. Cũng như cây thủy sinh trong bể cá. Vì vậy cần duy trì độ pH ổn định và phù hợp cho từng loại cá. Thông thường cá sống và phát triển trong điều kiện pH từ 6 – 8. Tuy nhiên, mỗi loại cá khác nhau sẽ phát triển tốt nhất ở độ pH nhất định. Vì vậy cần tìm hiểu và điều chỉnh độ pH trong bể cá sao cho phù hợp với từng loại cá.
Trong trường hợp này, bể cá có độ pH < 5,5. Điều đó có nghĩa là độ axit trong bể cá cao. Khi sống trong điều kiện có tính axit cao, nó có thể ảnh hưởng đến chất nhầy và hệ hô hấp của cá. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến cá chết.
Trường hợp bể cá có độ pH > 8,5. Điều đó có nghĩa là độ kiềm trong bể cá cao. Khi sống trong điều kiện có tính kiềm cao, nó có thể phá hủy da và mang cá. Điều này ảnh hưởng đến quá trình trao đổi oxy cũng như quá trình trao đổi chất. Vì vậy cá sẽ lớn chậm hơn bình thường. Không những vậy, lượng khí NH3 cao trong môi trường kiềm có thể gây ngộ độc cá, rất nguy hiểm.