Bọ lá cây – nếu không biết trước, nhiều người sẽ tưởng mình bị hoa mắt vì cứ nhìn thấy lá cây chuyển động như thể đang diễn ra một trò ảo thuật nào đó.
- Video: Phản ứng đầy hài hước của động vật hoang dã khi nhìn vào gương
- Video: Cá sấu Margarita ‘nhanh nhảu’ có mặt khi được gọi tên
Xem nhanh
Loài bọ nhìn giống lá cây
Việc phải đóng giả một chiếc lá có vẻ bề ngoài giống đến 99,99% không hề dễ dàng. Bởi nó còn đòi hỏi khả năng diễn xuất tài tình; biến hóa linh hoạt thành một chiếc lá xanh hoặc lá rụng.
Bọ lá Malaysia (Phyllium bioculatum) có nguồn gốc từ khu vực phía Tây của Malaysia. Đúng như tên gọi, nó có hình dáng giống hệt một chiếc lá; chúng thậm chí còn có những đường gân trên “cánh” và những đốm đen không khác gì lá thật. Thậm chí khi nhìn gần cũng khó phát hiện ra.
Thân của bọ lá Malaysia rất dẹt và dài tầm khoảng 5-10cm, có màu xanh lá và chân thường có đốm. Dù có cánh nhưng bọ lá Malaysia không thể bay do cơ thể quá nặng; đặc điểm hình thái này cũng khiến chúng di chuyển khá chậm so với các loài côn trùng thông thường khác.
Bọ lá Malaysia được coi là bậc thầy trong thế giới động vật. Khả năng này không chỉ dựa vào ngoại hình đặc trưng bẩm sinh mà còn dựa vào khả năng diễn xuất điêu luyện của loài côn trùng này.
Bọ lá cây giống đến 99,99%
Việc phải đóng giả một chiếc lá giống đến 99,99% không hề dễ dàng như bạn nghĩ; nhất là khi đối tượng cần phải qua mắt là những chú chim tinh ranh. Khi ngụy trang, bọ lá sẽ dùng ngón chân để bám vào cành cây và tiếp theo là hạn chế di chuyển hết mức có thể. Trên thực tế, con vật này gần như là bất động trong hầu hết thời gian.
Ngay cả khi đẻ trứng, chúng cũng chỉ di chuyển cử động một chút và để trứng rơi xuống nền rừng. Điều thú vị là bản thân những quả trứng cũng sẵn sàng ngụy trang; sở hữu vẻ ngoài giống hệt hạt giống cây màu nâu. Bọ lá trưởng thành hiếm khi di chuyển đến cây khác trong suốt cuộc đời của chúng.
Bọ lá non có bề ngoài màu nâu và sẽ chuyển dần sang màu xanh theo thời gian; thông thường bọ lá Malaysia phải mất 7 lần mới đạt được hình thái hoàn chỉnh. Tất nhiên, nếu không có ngoại hình của một chiếc lá xanh, con bọ khó có thể ngụy trang trên cây. Thay vào đó, chúng thường sống ở các rừng và đóng vai như một chiếc lá rụng.
Để có thể nhập vai, con bọ lá cây cũng lắc lư cơ thể nhằm bắt chước cảnh lá bị gió thổi; nó cũng tận dụng hoạt cảnh này để di chuyển đến nơi cần đến.