Ngay sau khi danh hài Chí Tài đột ngột qua đời vì đột quỵ, bài test ‘nhắm mắt, co chân, đo nguy cơ đột quỵ’ được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Vậy thực hư bài test này như thế nào?

Ngày 09/12, thông tin danh hài Chí Tài đột ngột qua đời vì đột quỵ, khiến nhiều người không khỏi bất ngờ; vì trước đó không lâu, nam danh hài đã tham gia một chương trình về sức khỏe và được nhận định là có “tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ cao”. Kết luận này đưa ra, khi nghệ sĩ Chí Tài tham gia thử thách đứng 1 chân, nhưng chỉ giữ được thăng bằng trong vòng 4-7 giây; trong khi người bình thường có thể thực hiện tối thiểu là 20 giây.

Hình ảnh cố nghệ sĩ Chí Tài tham gia bài test nhanh phát hiện nguy cơ đột qụy trong một chương trình.
Hình ảnh cố nghệ sĩ Chí Tài tham gia thử thách ‘nhắm mắt, co chân, đo đột quỵ’ ( Nguồn ảnh từ clip )

Bài test ‘nhắm mắt, co chân, đo nguy cơ đột quỵ’

Theo đó, bài test chỉ cách thực hiện như sau:

Người tham gia dùng một chân làm trụ. Chân còn lại từ từ nâng cao. Sau đó, đưa lòng bàn chân đang giơ lên, áp vào mặt trong của chân còn lại; càng lên cao càng tốt. Hai tay đưa ngang ra để giữ thăng bằng; một chân đứng vững trên mặt đất và từ từ nhắm mắt lại.

Bài kiểm tra sẽ kết thúc ngay, khi người tham gia di chuyển bàn chân trụ; hoặc khi phải đặt chân kia xuống sàn nhà để khỏi ngã. Và để đạt được hiệu quả, bài test khuyên người thử thách nên cố gắng duy trì động tác trong thời gian lâu nhất có thể. Nếu dưới 20 giây không trụ vững, thì người đó có nguy cơ bị đột quỵ

Chuyên gia nói gì về bài test đo nguy cơ đột quỵ

Nhiều hệ thống khác nhau đã được đề xuất để tăng khả năng nhận biết đột quỵ. Các phát hiện khác nhau có thể dự đoán sự hiện diện hoặc vắng mặt của đột quỵ ở các mức độ khác nhau. Yếu mặt đột ngột, cánh tay bị lệch (tức là nếu một người, khi được yêu cầu nâng cả hai cánh tay lên, vô tình để một cánh tay trôi xuống phía dưới) và giọng nói bất thường là những phát hiện có nhiều khả năng dẫn đến việc xác định chính xác một trường hợp đột quỵ, ngày càng tăng khả năng xảy ra bằng 5,5 khi có ít nhất một trong số này. Tương tự, khi cả ba điều này vắng mặt, khả năng đột quỵ sẽ giảm (- tỷ lệ khả năng xảy ra là 0,39). Mặc dù những phát hiện này không hoàn hảo để chẩn đoán đột quỵ, nhưng thực tế là chúng có thể được đánh giá tương đối nhanh chóng và dễ dàng khiến chúng rất có giá trị trong bệnh cảnh cấp tính.
PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch hội Đột quỵ TP.HCM, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch hội Đột quỵ TP.HCM, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, ông rất bất ngờ khi xem nội dung của bài hướng dẫn dưới dạng clip này. Tuy nhiên, bất ngờ hơn khi xem clip do nghệ sỹ Chí Tài thực hiện cách thời điểm tử vong chỉ 2 ngày; nhằm cảnh báo nguy cơ đột quỵ.

Theo như kết luận của clip, thì với những ai không thể giữ thăng bằng một chân trên 20 giây thì nguy cơ đột quỵ sẽ cao.

Bài thử thách là một nghiên cứu tại Nhật Bản

Theo PGS. Nguyễn Huy Thắng, thì thử thách “đứng giữ thăng bằng một chân” để đo nguy cơ đột quỵ, được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội; được bắt nguồn từ một nghiên cứu tại Nhật Bản, công bố trên tạp chí “Stroke Journal” năm 2014.

Gần 1.400 người với độ tuổi trung bình là 67 tuổi, đã tham gia vào nghiên cứu này. Kết quả cho thấy, nếu một người không thể giữ thăng bằng trên một chân quá 20 giây; điều đó có liên quan đến việc suy giảm nhận thức, và các tổn thương não không triệu chứng do tổn thương mạch máu nhỏ.

Bài test đột quỵ

Nhưng trên thực tế, xét về mặt khoa học, những tổn thương do mạch máu nhỏ này chưa thể được xem là đột quỵ não thật sự. Nó chỉ đơn thuần phản ánh đến tình trạng tổn thương xơ vữa mạch máu nhỏ trong não; mà điều này ai cũng gần như không thể tránh khỏi khi trên 60 tuổi. Đặc biệt, nếu kèm theo các bệnh lý nền như tăng huyết áp hay đái tháo đường.

Để giữ được thăng bằng cơ thể, chúng ta cần não (đặc biệt là tiểu não); hệ thống thị giác và cả hệ cơ xương khớp. Theo y văn, có đến 1/3 người trên 65 tuổi bị té ngã do mất thăng bằng; nguyên nhân là do mắc phải một hay nhiều khiếm khuyết về mặt chức năng trên.

Ngoài ra, trọng lượng cơ thể và sự tập luyện, cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng này. ( Cụ thể, đối với những người tập Yoga; khả năng giữ thăng bằng trên 20 giây là việc tương đối dễ dàng ).

Tai biến mạch máu não đề cập đến tình trạng thuyên tắc động mạch (tắc nghẽn động mạch) bởi một khối thuyên tắc, một hạt di chuyển hoặc các mảnh vụn trong dòng máu động mạch có nguồn gốc từ nơi khác. Tắc mạch thường là huyết khối, nhưng nó cũng có thể là một số chất khác bao gồm chất béo (ví dụ: từ tủy xương trong xương bị gãy), không khí, tế bào ung thư hoặc các đám vi khuẩn (thường là do viêm nội tâm mạc nhiễm trùng).
Đối với những người tập Yoga; khả năng giữ thăng bằng trên 20 giây là việc tương đối dễ dàng ( Nguồn: Pixabay)

Theo chuyên gia, thử nghiệm này cần thiết phải kiểm định lại trên các nhóm dân số khác ngoài Nhật Bản


Bên cạnh đó, nghiên cứu này chỉ được thử nghiệm trên một nhóm người lớn tuổi (67 tuổi) ở Nhật Bản; có kèm theo nhiều bệnh nền, và không được đánh giá khả năng này trước đó. Vì vậy, theo PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, cần thiết phải kiểm định lại trên các nhóm dân số khác ngoài Nhật Bản (như Việt Nam…); hoặc trên các lứa tuổi khác trẻ hơn với cỡ mẫu lớn; trước khi ra khuyến cáo một cách rộng rãi trong cộng đồng; và xem như là một yếu tố nguy cơ đột quỵ mới .

Phòng ngừa đột quỵ

Theo PGS Nguyễn Huy Thắng – để giải quyết được gốc rễ gánh nặng điều trị đột quỵ, không gì tốt hơn điều trị phòng ngừa.

Giai đoạn tiên phát: Bệnh nhân chưa đột quỵ; chỉ có yếu tố nguy cơ như có rung nhĩ, cao huyết áp, tiểu đường. Trường hợp này, cần sử dụng thuốc để phòng ngừa nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai.

Phòng ngừa thứ phát: là bệnh nhân đã có yếu tố nguy cơ; nhưng không nhận biết được hoặc không màng đến việc phòng ngừa, dẫn đến bị đột quỵ. Nếu may mắn phục hồi sau đột quỵ; người bệnh phải sử dụng thuốc để phòng ngừa biến cố tiếp theo.

Nếu tuân thủ phòng ngừa; bệnh nhân có thể giảm được đến 70% các biến cố đột quỵ trong tương lai. Tương tự, nếu kiểm soát được huyết áp, tiểu đường, cholesterol trong máu; có thể giảm được 65% các biến cố đột quỵ.