Cứ tưởng vớ được con mồi ngon, mèo ta phải cầu cứu chủ nhân khi bị bạch tuộc bám chặt vào mặt.

Chú mèo tưởng bên trong chậu có cá liền thò đầu vào bắt, ai ngờ 1 con bạch tuộc bám chặt vào mặt. Mèo hoảng hốt bỏ chạy, nhưng không biết làm thế nào để gỡ con vật kia ra khỏi mặt mình.
Video ghi lại cảnh mèo khổ sở vì bị bạch tuộc bám chặt vào mặt:

Nguồn video: VnExpress

Bình luận của độc giả về cảnh mèo khổ sở vì bị bạch tuộc bám chặt vào mặt

– Bữa giờ toàn coi clip mèo tát, vả với kungfu điêu luyện. Nay mèo đã biết sợ, sợ cua và bạch tuộc”.
– Ta chỉ ngó một cái thôi mà chi mà dữ vậy.
– Con bạch tuộc đã có cuộc tẩu thoát ngoạn mục nhờ mèo.

Khám phá: Sự thật thú vị về bạch tuộc

Bạch tuộc là động vật thân mềm hình bầu dục ngắn sống dưới đáy biển. Hiện nay, có khoảng 289 đến 300 loài khác nhau đang sinh sống ở nhiều khu vực khác nhau trên Trái đất. Con số này chiếm hơn 1/4 tổng số loài nhuyễn thể trên thế giới. Được biết, kích thước của bạch tuộc có thể rất lớn. Một số loài có thể bắt và giết một con cá mập.

Video: Chú mèo khổ sở vì bị bạch tuộc bám chặt vào mặt
Bạch tuộc có cấu tạo tương tự như mực, chúng có 8 xúc tu (ảnh: khoahoc.tv).

Không giống như các động vật thân mềm khác, phần lớn cấu trúc cơ thể của chúng không có xương và thiếu lớp vỏ cứng bên ngoài. Vì vậy, chúng có thể dễ dàng len lỏi qua các khe đá dưới đáy đại dương. Phần cứng duy nhất trên cơ thể chúng là chiếc mỏ vẹt nằm dưới đầu và giữa tám chi.

Về ngoại hình, con bạch tuộc trông khá giống một cái vòm úp lên trên một đống râu mực lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, phần mà chúng ta gọi là đầu lại là cơ thể của chúng. Bên trong là các cơ quan nội tạng quan trọng của chúng.

Bạch tuộc có 3 trái tim. Ba trái tim này sẽ nằm trong cơ thể của con bạch tuộc. Hai quả tim sẽ chịu trách nhiệm bơm máu cho mang. Khi đó, trái tim thứ ba sẽ chịu trách nhiệm bơm máu đi khắp cơ thể. Đặc biệt, máu của chúng chứa một loại protein giàu haemocyanin mang oxy. Do đó, máu của bạch tuộc sẽ có màu xanh thay vì đỏ như các loài khác.