Vải là loại quả ngon, ngọt, nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, khi ăn quả vải không đúng cách sẽ đem lại nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vải thiều rất giàu vitamin và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C, đồng, folate, magiê. Vải có tác dụng an thần, tốt cho tim mạch, cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất, kiểm soát huyết áp, giúp xương chắc khỏe. Nhưng có những điều cần lưu ý khi ăn vải thiều cần nhớ để tránh cơ thể bị ngộ độc.

7 điều cần lưu ý khi ăn quả vải

1. Nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi vải

Theo ThS. BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng), khi ăn vải thiều nên ăn cả màng trắng bao lấy cùi. Bên cạnh đó, có thể ăn phần trắng bên trên đầu của hạt vải để hạn chế nhiệt, sinh hỏa, giảm cảm giác nóng trong người khi ăn. Lớp vỏ này có vị hơi chát, nhưng ăn tới cùi của nó sẽ ngon và ngọt hơn.

Nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi vải
Khi ăn vải không cần bóc lớp màng trắng bọc bên ngoài thịt vải.

2. Ngâm nước muối trước khi ăn vải

Theo GS Đỗ Tất Lợi, một số người ăn vải thiều bị ngộ độc với các triệu chứng như buồn nôn, nổi mề đay, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, tụt huyết áp …do loại nấm độc Candida tropicalis thường trên núm quả vải chín, dập nát và thối. Hàm lượng đường, độ pH, axit trong quả vải là môi trường cần thiết cho sự phát triển của nấm. Vì vậy, nên ngâm nước muối loãng trước khi ăn quả vải để tránh bị ngộ độc.

Ngâm nước muối trước khi ăn vải
Khi ăn vải có thể ngâm nước muối, rửa sạch trước khi ăn để có thể loại bỏ tạp chất, tránh ngộ độc (ảnh chụp màn hình: bachhoaxanh.com).

3. Không nên ăn quả vải khi có đờm

  • Vải thiều có tính nóng. Khi cơ thể bị nóng, ăn vải sẽ bị nổi mụn hoặc các nốt mẩn đỏ xuất hiện.
  • Ngoài ra, những người mắc các bệnh dễ cảm lạnh, đang có đờm, người bị thủy đậu, nổi mụn nhọt, rôm sẩy, lẹo mắt…cũng nên hạn chế ăn vải thiều.

4. Người tiểu đường không nên ăn vải

  • Trái vải không phải là loại quả dành cho những người mắc bệnh tiểu đường. Vì vải thiều chứa nhiều calo và hàm lượng đường cao.
  • Vì vậy, khi ăn nhiều sẽ gây cảm giác no lâu, đầy bụng, làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Trong điều kiện như vậy, gan sẽ không thể xử lý hết đường fructose; lúc này lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường.
Người tiểu đường không nên ăn vải
Dù có nhiều lợi ích về mặt sức khỏe nhưng quả vải không phải là loại trái cây tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

5. Phụ nữ khi trước và trong kỳ “đèn đỏ”

Trong vài ngày trước chu kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ thường lo lắng, trầm cảm, căng thẳng do mất cân bằng nội tiết tố estrogen và progesterone. Vì vậy, khi đang trong giai đoạn này, thì cần hạn chế ăn nhiều vải thiều.

6. Không ăn quá nhiều quả cùng một lần

  • Khi ăn vải thì cần lưu ý không nên ăn quá 10 quả một lần; đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai. Ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, viêm họng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến buồn nôn, chóng mặt, chân tay mệt mỏi.
  • Với trẻ em, mỗi lần chỉ nên ăn 3-4 quả. Nếu ăn phải cần phải có người lớn theo dõi vì có thể dễ bị hóc hạt vải rất nguy hiểm.
Những điều cần lưu ý khi ăn quả vải để bảo vệ sức khỏe tốt nhất
Ăn nhiều vải có thể gây rối loạn đường huyết; dẫn tới hoa mắt chóng mặt (ảnh chụp màn hình: voh.com.vn).

7. Không ăn quả vải khi bụng đang đói

  • Ăn vải khi bụng đói sẽ khiến cơ thể đột ngột ngấm quá nhiều đường, có thể gây viêm nhiễm hoặc say vải với những biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay yếu ớt.
  • Cách tốt nhất là nên ăn sau bữa ăn, lúc này cơ thể đã tích trữ đủ nước muối qua thức ăn nên ăn không lo bị nóng.

Khi ăn quả vải cần lưu ý những điều trên đây để đảm bảo cho sức khỏe và không gây phản tác dụng khi sử dụng nhé.