Giải câu đố không đơn thuần là trò chơi giải trí mà còn giúp rèn luyện tư duy và trí não. Hãy cùng kiểm tả khả năng suy luận logic, thử thách tư duy qua 17 câu đố vô cùng thú vị sau đây nhé!

Bạn có nghĩ rằng bạn thông minh hơn những người khác; và có khả năng đặc biệt để suy nghĩ logic không? Ngay bây giờ, bạn có cơ hội để kiểm tra trí não và kỹ năng phân tích của mình đấy. Mỗi chúng ta nên dành vài phút mỗi ngày để giải một số câu đố; vì nó được coi là một thói quen hàng ngày tốt cho não bộ.

Thử sức với những câu đố sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tập trung, rèn luyện sự nhạy bén trong tư duy và khả năng sáng tạo. Đúng vậy, bộ não cũng cần tập thể dục; giống như cơ thể, để giữ cho nó nhạy bén và giúp bạn thông minh hơn. Các nhà khoa học đã chứng minh điều đó trong một thời gian dài! Bạn có năng lực tập trung cao độ và khả năng tư duy đột phá không?

Chúng ta cùng kiểm tra điều đó qua việc xem video và tìm lời giải cho 17 câu đố mà ngay cả các giáo sư cũng “bó tay” nhé!

Ngay cả Giáo sư giỏi nhất cũng không giải được 17 câu đố này (Nguồn video: Soi sáng).

Cách cải thiện chỉ số thông minh (IQ)

Chỉ với một số mẹo nhỏ, bạn có thể tăng chỉ số IQ của mình lên một độ lệch chuẩn. Thử thách trí não của bạn bằng cách thay đổi thói quen, đọc sách, giải câu đố; và thử trải nghiệm mới để tăng chỉ số IQ của bạn. Bên cạnh đó, bạn nhớ bổ sung protein, vitamin B và nghỉ ngơi đầy đủ; để tăng cường khả năng duy trì sự dẻo dai của não bộ. Một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh sẽ tạo ra những thay đổi lớn. Bạn đã sẵn sàng để thử?

1. Làm những việc thường ngày theo cách khác thường

Thách thức não bộ để tạo các liên kết và đường dẫn truyền thần kinh mới; bằng việc thay đổi cách bạn làm những công việc quen thuộc theo cách khác thường. Chẳng hạn như chải răng bằng tay không thuận, đi lùi… Hãy thử làm bất kỳ việc gì trái ngược với thói quen thường ngày của bạn nhé!

Việc này sẽ tạo ra đường dẫn truyền thần kinh và liên kết mới trong não của bạn. Chúng ta thường cho rằng cuộc sống rất đơn giản, đặc biệt khi đã thành thạo những việc đó. Khi bạn chọn hành động theo cách khác thường, não sẽ có cơ hội học kỹ năng mới và bị thử thách nhiều hơn.

2. Thiền định

Nhiều nghiên cứu cho thấy thiền không chỉ giúp giảm căng thẳng và điều hòa tâm trạng mà còn tốt cho chức năng của não. Thiền cũng được chứng minh là giúp cải thiện lưu thông máu lên não, sự kiên nhẫn, khả năng tập trung và trí nhớ. Ngoài ra, thiền còn giúp bạn thư giãn rất tốt. Hãy thử thiền trong 30 phút mỗi ngày. Bạn có thể thiền 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 hoặc 15 phút. Tốt hơn là bạn nên thiền khi thức dậy, sau khi tập thể dục và trước khi đi ngủ.

Cách cải thiện chỉ số thông minh (IQ)
Thiền định được chứng minh là giúp cải thiện lưu thông máu lên não, sự kiên nhẫn, khả năng tập trung và trí nhớ (ảnh chụp màn hình META.VN).

3. Tập thể dục nhịp điệu thường xuyên

Các nghiên cứu khoa học mới đây cho thấy hơi thở có liên quan đến khả năng tập trung. Thử bơi hoặc chạy bộ. Nếu không, bất kỳ hình thức tập thể dục nhịp điệu nào cũng có hiệu quả. Tập luyện hai lần một ngày trong 45 phút khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Để tăng hiệu quả, bạn nên kết hợp ngồi thiền sau khi tập.

Tập thể dục nhịp điệu thường xuyên còn tốt cho vòng eo và vóc dáng và giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Lượng endorphin mà cơ thể tiết ra trong quá trình tập luyện làm tăng khả năng hoạt động của não và giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

4. Đi ngủ khi bộ não của bạn thực sự muốn

Một số người tập trung suy nghĩ tốt nhất vào lúc 9 giờ sáng, những người khác thức dậy lúc 9 giờ tối. Thậm chí có những người làm việc hiệu quả lúc 2 giờ sáng hoặc bất cứ khi nào họ uống xong tách cà phê thứ ba. Vì đồng hồ sinh học của mỗi người là khác nhau, bạn chỉ cần đi ngủ khi não muốn. Bạn có thể làm việc hiệu quả tốt nhất vào ban đêm? Sau đó đi ngủ muộn. Bạn không lười biếng, bạn chỉ cần lựa chọn một cách khôn ngoan!

Ngay cả Giáo sư giỏi nhất cũng không giải được 17 câu đố này
Khi bạn ngủ điều độ bộ não của bạn có thể hoạt động hết công suất (ảnh chụp màn hình internet).

Đặt mục tiêu ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm. Khi bạn mệt mỏi, não của bạn không thể hoạt động hết công suất. Bộ não không làm những gì nó cho là có thể, mà đưa cơ thể vào chế độ “ngủ đông”, và chỉ làm những gì cần thiết để duy trì sự sống và hô hấp. Ngủ không điều độ cũng khiến não bộ không phát triển hết khả năng, lâu dần có thể gây ra nhiều bệnh lý về thể chất và tinh thần.

Xem thêm: