Theo báo Thanh Niên, mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo trong bối cảnh biến chủng Delta xuất hiện tại 98 nước.

Cảnh báo của WHO

Tờ The Guardian ngày 4/7 đưa tin, người đứng đầu tổ chức WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo rằng; các nước phát triển chia sẻ vắc xin cho các nước nghèo quá trễ để ngăn chặn biến chủng Delta; khiến hàng triệu người có nguy cơ bị tử vong.

WHO cảnh báo vắc xin không theo kịp các biến chủng Covid-19
Người dân Ấn Độ tiêm vắc xin Covid-19 (ảnh chụp màn hình internet).

Cũng theo ông, vắc xin là biện pháp duy nhất nhưng đang không theo kịp các biến chủng mới. Hiện biến chủng Delta mới, đã xuất hiện tại 98 quốc gia.

Giáo sư Dame Sarah Gilbert tại Đại học Oxford khuyến cáo thận trọng với đề xuất tiêm vắc xin cho trẻ em ở Anh.
Giáo sư Dame Sarah Gilbert tại Đại học Oxford khuyến cáo thận trọng với đề xuất tiêm vắc xin cho trẻ em ở Anh (ảnh internet).

Bên cạnh đó, giáo sư Dame Sarah Gilbert tại Đại học Oxford (Anh) dẫn đầu nhóm phát triển vắc xin AstraZeneca khuyến cáo; nên cân nhắc thận trọng với đề xuất tiêm vắc xin cho trẻ em ở Anh.

“Chúng ta phải cân bằng giữa việc tiêm vắc xin cho trẻ em ở nước giàu với việc chủng ngừa cho các nước khác vì chúng ta cần chặn đứng virus này trên toàn cầu”, bà Gilbert kêu gọi.

Theo bà, cả thế giới cần chặn virus này lây lan và biến đổi; tránh xuất hiện thêm những biến chủng khó đối phó.

Vắc xin không thể theo kịp biến chủng Covid-19
Vắc xin không thể theo kịp biến chủng Covid-19 (ảnh chụp màn hình internet).

Chuyên gia khuyến cáo

Ông Ghebreyesus kêu gọi các quốc gia cần tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số vào cuối tháng 9. Nhất là bảo vệ các nhân viên y tế và những người dễ bị mắc bệnh.

Ông Ghebreyesus cũng khuyến cáo, biến chủng Delta tiếp tục đột biến và nguy hiểm hơn; vì vậy cần phải đánh giá thường xuyên và điều chỉnh các biện pháp đối phó. Đặc biệt, biến chủng này đang lây lan nhanh tại những nước có tỷ lệ tiêm vắc xin cao.

Thế giới nên chia sẻ các thiết bị bảo hộ, ô xy, xét nghiệm, điều trị và vắc xin. Đây là cách tốt nhất để ứng phó với dịch bệnh lâu dài; cứu mạng người và giúp phục hồi kinh tế toàn cầu thực sự. Ngoài ra cần phòng ngừa các biến chủng nguy hiểm khác cũng là rất cần thiết..

Theo Bloomberg, hiện thế giới đã tiêm hơn 3,17 tỷ liều vắc xin Covid-19 tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại về chênh lệch quá cao trong tỷ lệ tiêm vắc xin giữa nước giàu và nước nghèo.