Nóc nhà này uy tín quá, chắc anh chồng sẽ trường sinh bất lão lắm đây’, một người bình luận hài hước.

Ngay sau khi đoạn video được đăng tải trên Vnexpress, nhiều độc giả đã để lại bình luận hài hước:

Thị nở: Bà vợ bình thường đối xử với chồng sao mà giờ nhìn ổng thấy tội quá vậy? Hihi

Thinh Nguyen: Ông này chắc bị vợ hù miết.

David Tí: Trong những người comment ở đây, có ai dám nhận mình cũng giống người đàn ông đó?

Rom: Hú hồn, đang nhập tâm quên mất nghịch cảnh éo le là đã có vợ hí hí.

Video chồng hú vía khi vợ quay sang bắt chuyện:

Khiếu hài hước của con người

Theo wikipedia, hài hước là một trạng thái ý thức có khuynh hướng kích thích tiếng cười và mang lại sự giải trí. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại; có nghĩa là sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể con người.

Mọi người ở mọi lứa tuổi và mọi nền văn hóa đều có phản ứng khác nhau với sự hài hước. Hầu hết những người trải qua sự hài hước đều thể hiện sự quan tâm đến những hành động cụ thể như mỉm cười hoặc cười điều gì đó được coi là hài hước; do đó hài hước được coi là một thành phần của tri giác.

Có phải chỉ có duy nhất con người biết cười?

Theo tuoitre.vn, cười dường như là một hành vi mà chỉ loài người mới có, các loài khác sẽ thể hiện niềm hạnh phúc theo một cách khác. Nhưng nghiên cứu khoa học mới nhất cho thấy động vật cũng biết cười.

Qua các nghiên cứu được công bố trước đây về hành vi của động vật; các nhà khoa học đến từ California (Mỹ) phát hiện ra rằng các loài động vật như bò, chó, cáo, hải cẩu, linh cẩu cầy mangut… Chúng cũng có thể phát ra âm thanh tương tự như tiếng cười; để thể hiện cảm xúc và cảnh báo đối thủ.

Có phải chỉ có duy nhất con người biết cười?
Động vật cũng có thể phát ra âm thanh tương tự như tiếng cười để thể hiện cảm xúc và cảnh báo đối thủ (ảnh chụp màn hình tuoitre.vn).

Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa tiếng cười của con người và động vật. Thông thường khi chúng ta cười là đang cung cấp thông tin để cho người khác biết rằng họ đang vui vẻ; và cũng mời người khác cùng vui vẻ.

Một số học giả trước đây cho rằng kiểu hành vi này xảy ra ở nhiều loài động vật khi chúng đang chơi đùa. Nhưng nhà nhân chủng học phát hiện ra rằng “tiếng cười” của mỗi loài động vật là khác nhau. Không phải tất cả các loài động vật đều cười khi hạnh phúc.

Những nghiên cứu chuyên sâu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hình thái và chức năng của tiếng cười ở người; và vai trò của nó đối với các hành vi xã hội.