Lạc đà có thể ngấu nghiến nhai nuốt ăn cây xương rồng đầy gai nhờ bộ phận cấu tạo đặc biệt bên trong miệng của nó.

Video ghi lại cảnh lạc đà nhai nuốt cây xương rồng gai

Mời độc giả xem video:

Góc bình luận

Chịu, chỉ xem được một đoạn mà mồm mình thấy đau quá không xem được.

Chỉ nhìn thôi đã thấy nhói rồi, nhìn cái gai nó như kim khều ốc mà vẫn cho vào miệng nhai được. Đúng là nội công thâm hậu.

Con người mà ăn được như vậy chắc cầu gai với sầu riêng ăn nốt cả vỏ.

Thông tin hữu ích và cô đọng, giúp cho mình hiểu hơn về “con thuyền sa mạc”

Hai chú lạc đà một bướu tên là Baby và Nessie đều không bận tâm đến gai nhọn. Ăn phải gai khá đau nhưng chúng đều có thể xử lý được. Lạc đà có thể dễ dàng ăn những chiếc gai dài tới 15cm ở trong miệng. Chúng phải thích nghi với điều này để tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt trên sa mạc. Vì trên sa mạc; không có loài thực vật nào khác ngoài xương rồng.

Bên trong miệng của lạc đà; có những phần nhô ra hình nón nhỏ được gọi là papilae giúp cho chúng nhai. Mẹo là để tránh bị gai đâm chọc vào. Lạc đà luân phiên xoay chiều nhai và nuốt những chiếc gai dọc theo cổ họng; tuy khó ăn nhưng vẫn nhai được.

Lạc đà ăn gì trên sa mạc?

Lạc đà được biết đến bởi đôi môi dày và cong. Cái miệng rộng có thể xử lý được gai của hầu hết những loài thực vật trên sa mạc; kể cả những cây mà các loài động vật khác tránh xa.

Trong khi ăn, lạc đà xoay chiều nhai và nuốt gai dọc theo cổ họng. Dù khó ăn, xương rồng vẫn là nguồn thực phẩm yêu thích của chúng.

Bên cạnh đó, lạc đà có thể tồn tại trong vài tuần mà không có nước; và có thể trải qua vài tuần mà không cần có thức ăn.

Chúng luôn đảm bảo nhận được lượng thức ăn tối đa bằng cách nhai đi nhai lại thức ăn trong 3 khoang bụng. Chúng cũng làm dịu cơn khát bằng cách hấp thụ chất ẩm từ thực vật mà chúng nuốt phải.