Văn miếu Mao Điền – nơi lưu giữ tinh hoa hiếu học xứ Đông, từng vinh danh bao bậc hiền tài đất Việt. Với kiến trúc cổ kính, không gian trầm mặc, nơi đây trở thành điểm đến thiêng liêng, gợi nhớ truyền thống tôn sư trọng đạo và hun đúc tinh thần hiếu học muôn đời.

Văn miếu Mao Điền, một trong những di tích văn hóa nổi bật tại tỉnh Hải Dương; không chỉ là biểu tượng của trí thức phương Đông; mà còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và truyền thống văn hóa của đất nước. Tọa lạc tại làng Mao (hay còn gọi là làng Mậu Tài), xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Văn miếu Mao Điền nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Đông; và cách thành phố Hải Dương 16 km về phía Tây. Đây là một địa điểm không thể bỏ qua đối với những ai yêu thích lịch sử và văn hóa truyền thống Việt Nam.

Nguồn gốc và ý nghĩa tên gọi văn miếu Mao Điền

Tên gọi của Văn miếu Mao Điền mang trong mình nhiều ý nghĩa sâu sắc. Chữ “Văn” ở đây đại diện cho tất cả các lĩnh vực khoa học xã hội; trong khi “Miếu” có nghĩa là nơi thờ tự. “Mao” mang ý nghĩa cỏ thơm, cỏ thi, còn “Điền” là ruộng. Trước kia, nơi đây là một khu đất rộng lớn, phủ đầy cỏ thơm và cỏ thi; vì vậy được chọn làm nơi tổ chức trường thi Hương của trấn Hải Dương. Đến thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về và sáp nhập với trường thi Hương; lấy tên địa phương để đặt cho di tích.

Văn miếu Mao Điền là một kiểu kiến trúc phổ biến ở các nước phương Đông; chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Nho giáo. Ngoài chức năng tôn thờ các vị thánh hiền của Đạo Nho; Văn miếu còn là nơi giáo dục, đào tạo học sinh; đặc biệt là các hoàng tử và con cái các quan đại phu. Hơn nữa, đây còn là nơi bảo tồn các bia đá ghi danh những vị đỗ đại khoa (Tiến sĩ trở lên) trong lịch sử.

Văn miếu Mao Điền – Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt của Hải Dương

Lịch sử phát triển của văn miếu Mao Điền

Văn miếu Mao Điền có nguồn gốc từ Văn miếu trấn Hải Dương; được xây dựng vào khoảng từ những năm 1740 đến 1800 dưới thời nhà Lê và Tây Sơn; trên đất Vân Dậu (Vĩnh Tuy, Vĩnh Lại, Bình Giang). Ban đầu, di tích này chỉ là một Văn miếu địa phương; nhưng sau nhiều lần thay đổi và trùng tu, nó đã trở thành một trong những Văn miếu lớn và quan trọng ở miền Bắc.

Vào năm 1801, Văn miếu được di chuyển và xây dựng lại tại vị trí hiện nay. Dưới thời vua Gia Long, các công trình của Văn miếu đã được trùng tu, hoàn thiện và chính thức hoàn thành vào năm 1807. Sau đó, vào năm 1823, dưới triều Minh Mạng, Văn miếu tiếp tục được sửa chữa và tôn tạo. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Văn miếu Mao Điền đã được đầu tư trùng tu, phục dựng nhiều lần; từ năm 1994 đến 2002, để trả lại nguyên vẹn vẻ đẹp và quy mô của di tích.

Văn miếu Mao Điền với các công trình kiến trúc nổi bật

Văn miếu Mao Điền có diện tích gần 1 ha và bao gồm nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Trong đó, có thể kể đến các công trình sau:

  • Miếu Thổ Cờ: Là nơi thờ Thổ thần theo tín ngưỡng dân gian. Sau khi bị tàn phá trong chiến tranh, miếu được phục dựng vào năm 1954.
  • Văn Miếu Môn: Được phục dựng vào năm 1995, xây dựng theo mẫu của Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội; với cổng vòm cuốn và hệ thống cột trụ bền vững.
  • Nhà Bia Tiến Sĩ: Được dựng vào năm 2002, nhằm tôn vinh các bậc Tiến sĩ nho học của trấn Hải Dương. Nhà bia bao gồm 12 tấm bia ghi danh các Tiến sĩ nổi bật từ năm 1075 đến 1919.
  • Thiên Quang Tỉnh: Được xây dựng vào năm 1801, đây là một ao lấy nước tưới cây, được cải tạo vào năm 2002 với một cầu đá ở giữa.
  • Gác Chuông và Gác Trống: Được xây dựng vào năm 1806 và phục dựng lại vào năm 2004. Những công trình này không chỉ có giá trị lịch sử; mà còn là nơi lưu giữ các kỷ vật quý giá.
  • Bái Đường và Hậu Cung: Đây là hai công trình chính của Văn miếu, có quy mô lớn với 2 tầng mái và 7 gian. Bái đường là nơi thờ tự chính, còn Hậu Cung là nơi thờ các bậc thánh hiền.
Văn miếu Mao Điền – Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt của Hải Dương

Những tượng Phật và danh nhân văn hóa

Văn miếu Mao Điền hiện nay không chỉ thờ Khổng Tử; mà còn phối thờ nhiều vị đại khoa, danh nhân văn hóa Việt Nam như Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Các tượng này được làm bằng đồng và đặt trong các khám gỗ sơn son thếp vàng; thể hiện sự kính trọng và tri ân đối với những nhân vật có công lớn trong nền giáo dục và văn hóa nước nhà.

Di tích Văn Miếu Mao Điền – Di sản văn hóa guốc gia

Với những giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt; Văn miếu Mao Điền đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Đây là niềm tự hào không chỉ của người dân Hải Dương; mà còn của toàn bộ đất nước; là minh chứng cho sự phát triển của nền văn hóa học thuật và giáo dục Việt Nam qua các thời kỳ.

Với những công trình kiến trúc cổ kính; các bia đá ghi danh danh nhân, cùng những câu chuyện lịch sử sâu sắc; Văn miếu Mao Điền không chỉ là nơi thờ tự; mà còn là một bảo tàng sống; giữ gìn và truyền lại những giá trị văn hóa quý báu cho các thế hệ mai sau.

Nếu có dịp đến Hải Dương, bạn đừng quên ghé thăm và cảm nhận vẻ đẹp của di tích lịch sử này nhé !